Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 1.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 2.

Nói đến nghệ thuật múa rối nước trước hết phải nói đến nghệ thuật tạo hình con rối. Không có nhân vật thì không thể tạo nên một màn trình diễn kể cả khi đã có câu chuyện lẫn cách truyền tải rồi. Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời cũng là đặc thù riêng của múa rối. Làng Đào Thục xưa có tên là Đào Xá, đến thời Đồng Khánh (1886-1888) được đổi là Đào Thục. Ngôi làng này nằm bên sông Cà Lồ (thuộc địa phận xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km. Nơi đây đặc biệt nổi tiếng với loại hình múa rối nước truyền thống.


Video: Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 3.

Ngay đầu làng, cạnh ngôi chùa cổ kính là thủy đình - sân khấu của những tiết mục múa rối nước truyền thống có tuổi đời 300 năm của làng Đào Thục. Từng qua nhiều thăng trầm, nhưng tình yêu và nhiệt huyết của nghệ nhân nơi đây dường như không thay đổi. Họ luôn say sưa biểu diễn, miệt mài truyền lửa cho các thế hệ của làng và bảo nhau lưu giữ nghệ thuật múa rối nước, bởi đó là nét văn hóa dân gian đặc sắc vùng Đồng bằng Bắc Bộ.


Tại Đào Thục, nghề rối nước đã xuất hiện khoảng 300 năm, được sáng tạo và truyền dạy từ ông tổ nghề Nguyễn Đăng Vinh. Là một trong những làng nghề truyền thống đầu tiên của môn nghệ thuật này, ngôi làng nhỏ thuộc địa phận xã Thụy Lâm, Đông Anh đã duy trì, gìn giữ và phát triển được nghệ thuật múa rối nước cho đến tận ngày nay.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 4.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 5.

Kỹ thuật tạo ra một con rối không chỉ cần chú trọng ở khâu tạo hình, mà đặc biệt còn nằm ở chất liệu gỗ được sử dụng để làm ra các nhân vật trong tích trò của rối nước.


Nói đến nghệ thuật múa rối nước trước hết phải nói đến nghệ thuật tạo hình con rối. Không có nhân vật thì không thể tạo nên một màn trình diễn kể cả khi đã có câu chuyện lẫn cách truyền tải rồi. Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời cũng là đặc thù riêng của múa rối.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 6.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 7.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 8.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 9.

Các con rối được đặt dưới nước biểu diễn, nên cần sử dụng những nguyên liệu như gỗ và chất liệu sơn đặc thù hơn so với rối cạn, chủ yếu làm bằng gỗ sung, sào gắn vào con rối làm bằng tre, dây kéo bằng dây chạc.


Phân tích về các loại vật liệu được đưa vào làm rối thủ công tại Đào Thục, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi cho biết, do tỷ lệ hút nước của gỗ sung thấp, “những loại gỗ khác có thể hút 10, nó chỉ hút 2 thôi”, giúp cho con rối nhẹ hơn, dễ điều khiển nên từ xưa, ông cha đã dùng gỗ sung để làm. Không chỉ đạt yêu cầu về chất lượng, gỗ “sung” ở đây còn tượng trưng cho sung túc - một nét văn hóa tâm linh của con người thời kì trước với niềm tin vào cuộc sống no đủ, ấm êm khi làm nghề.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 10.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 11.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 12.

Những sản phẩm đã và đang trong quá trình hoàn thiện tại xưởng làm rối.


Một điểm đặc biệt khác khi nhắc đến múa rối nước chính là hình thức sân khấu dưới nước. Đối với môn nghệ thuật biểu diễn đặc biệt này, nước là một yếu tố rất quan trọng, giúp con rối sinh động, hấp dẫn và tạo ra rất nhiều tình tiết bất ngờ kích thích sự tò mò. Tại nhà hát múa rối nước, các màn trình diễn sẽ được chuẩn bị chỉn chu, kỹ càng.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 13.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 14.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 15.

Để đảm bảo sức khỏe trong thời gian biểu diễn khoảng 1 tiếng, những người nghệ sĩ múa rối tại làng Đào Thục phải mặc thêm lớp quần áo chuyên dụng để giữ ấm cơ thể.


Cô Đặng Thị Thuận (nghệ sĩ múa rối tại làng Đào Thục) chia sẻ, thông thường, các ca múa rối được lên lịch từ trước nên chúng tôi chủ động về mặt thời gian và công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, có những hôm diễn ra đột xuất, kể cả đang làm việc đồng áng, chúng tôi cũng phải bỏ cuốc, bỏ ruộng để về múa rối phục vụ du khách.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 16.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 17.

Sân khấu dưới nước được đặt ở chính giữa, bên cạnh là những nghệ sĩ phụ trách phần âm thanh với nhiều nhạc cụ khác nhau, phía sau mô phỏng mái đình làng truyền thống cùng với tấm rèm tre ngăn cách với buồng trò. Những yếu tố truyền thống đặc trưng trong sân khấu múa rối nước vẫn được tái hiện nguyên vẹn nhất, cho dù ở một không gian hiện đại hơn, đã giúp du khách có một trải nghiệm ấn tượng nhất về loại hình nghệ thuật này.


Không chỉ là một nét sáng tạo, mà cách những người nghệ sĩ “thổi hồn” vào những con rối vô tri chính là sức hút riêng của múa rối nước nói chung và làng nghề Đào Thục nói riêng.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 18.

Một ca múa rối nước tại làng Đào Thục diễn ra trong khoảng 1 tiếng và có giá khoảng từ 1.300.000 - 1.600.000 đồng. Nếu số lượng khách xem càng đông thì tiền vé càng rẻ. "Một khách chúng tôi cũng diễn, miễn là có yêu cầu", một nghệ sĩ tại làng Đào Thục nói.


Tại làng nghề rối nước Đào Thục, các màn biểu diễn được dựng lên giữa ao, hồ với phía trên là kiến trúc đình làng, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Mỗi tích trò của múa rối nước Đào Thục kéo dài khoảng 5-10 phút, trò này gối lên trò kia, không có giới thiệu xen nhau.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 19.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 20.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 21.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 22.

Cho đến tận bây giờ, múa rối nước Đào Thục vẫn còn giữ gìn những tiết mục từ xa xưa truyền lại như: “Trâu đi cày”; “Lên võng xuống ngựa”; “Tễu bắt ác”; “Đánh cáo bắt vịt”…


Múa rối nước Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá trị cao về tinh thần, đồng thời cũng là một trong những loại hình sân khấu giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam và tạo nên những ấn tượng khó phai trong lòng những du khách quốc tế khi ghé thăm.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 23.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 24.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 25.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 26.

Các tour múa rối thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Theo chia sẻ của nghệ sĩ múa rối Nguyễn Viết Cường (làng Đào Thục), dù tour diễn ra có 1 khách hay hàng trăm khách chúng tôi cũng phục vụ. Ảnh: Phường múa rối Đào Thục.


Sự dày công luyện tập, niềm đam mê với nghề diễn rối nước là những yếu tố quan trọng, quyết định đến độ chỉn chu, thú vị của từng sân khấu, từng tích trò mà những nghệ sĩ Đào Thục tạo nên. Song song với nhiệt huyết và tình yêu nghề, người xem mấy ai biết được những nỗ lực đằng sau sân khấu nước của những người nông dân phường rối Đào Thục.


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 27.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 28.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 29.

Các tổ chức, trường học đã tìm đến Đào Thục để trải nghiệm loại hình nghệ thuật dân gian này. Ảnh: Phường múa rối Đào Thục.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 30.

Để nghề truyền thống múa rối nước tiếp tục được lưu truyền cho đến ngày hôm nay, mỗi người dân ở làng Đào Thục đều góp một chút công sức để gìn giữ nghệ thuật truyền thống của cha ông để lại: Người chế tác, người biểu diễn, người viết kịch bản, người quảng bá du lịch. Tuy nhiên, người nghệ nhân làng Đào Thục vẫn chưa thể sống được bằng nghề. Chia sẻ từ một trong những người trực tiếp được tham gia vào các buổi diễn, nghệ nhân Nguyễn Viết Cường cho biết, thu nhập từ một buổi biểu diễn tại thủy đình của làng chỉ khoảng 100.000/người. Nếu đi lưu diễn, thu nhập có thể dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày.


Không có thu nhập ổn định từ nghề truyền thống, những nghệ nhân có trình độ, tay nghề bỏ ra ngoài làm kinh tế nên không còn những người giỏi nữa, nhất là những người chơi nhạc cụ dân tộc như: sáo, nhị, đàn, tam,... là khó khăn nhất đối với các phường rối nói chung và với phường Đào Thục nói riêng.


PHẠM HƯNG
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem