Nhân dịp này đồng chí Lương Quốc Đoàn -Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có chia sẻ với Báo Nông thôn ngày nay/Báo điện tử Dân Việt về ý nghĩa Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021.

Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn: Nông dân Việt Nam xuất sắc là đại diện hình mẫu người nông mới, năng động.

Lan toả hình mẫu người nông dân mới, đoàn kết và yêu nước - Ảnh 2.

 Năm 2021 là năm thứ 9 liên tiếp Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, chỉ đạo Báo NTNN/Báo Dân Việt tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam. Xin Chủ tịch cho biết mục đích, ý nghĩa của Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam 2021?

- Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức vào dịp Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10 hàng năm là một hoạt động đặc sắc của Hội Nông dân Việt Nam nhằm động viên, khuyến khích, tôn vinh và cổ vũ các gương nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.

Trải qua 9 lần tổ chức, đến nay, chương trình đã trở thành một hoạt động thường niên quan trọng của Hội Nông dân Việt Nam.

Năm nay, chương trình được tổ chức muộn hơn do đại dịch Covid-19 bùng phát. Ban Thường vụ Trung ương Hội đã tích cực bám sát, đồng hành cùng nông dân cả nước khắc phục khó khăn, vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất; đồng thời, chỉ đạo Báo NTNN/Báo Dân Việt quyết liệt tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021.

img
img
img

Tại buổi gặp mặt các NDVNXS 2021, đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam biểu dương và đánh giá cao các thành tích mà các nông dân Việt Nam xuất sắc đã đạt được trong năm qua.

Bên cạnh hoạt động trọng tâm là Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, trong chuỗi sự kiện Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm nay có Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 6 được tổ chức với chủ đề: "Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp" và buổi hội thảo, tọa đàm về nội dung "Ngày nông dân không dùng tiền mặt". Đây là những sự kiện, hoạt động có ý nghĩa chính trị, kinh tế và thiết thực với hội viên, nông dân.  

Đây cũng là dịp để hướng sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các bộ, các ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực cho người nông dân thực hiện mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh, năng động, có thể tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ tiên tiến, sẵn sàng hội nhập trên vị thế là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…

Ông có suy nghĩ gì về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021?

- Chúng ta thấy trong 2 năm qua, đặc biệt là năm 2021, đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đã để lại những tác động vô cùng to lớn đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp. Song nông dân cả nước đã năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững nhịp độ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, ổn định đời sống.

Lan toả hình mẫu người nông dân mới, đoàn kết và yêu nước - Ảnh 4.

Trong đó, tiêu biểu là 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc nhất năm nay. Họ chính là lớp nông dân sáng tạo, năng động nhất, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới tư duy, tạo ra những thành tích rất ấn tượng.

Đặc biệt, năm nay có rất nhiều nông dân xuất sắc trẻ với những thành tích vượt trội về quy mô sản xuất, thu nhập cao hơn so với các năm trước. Họ là đại diện lớp nông dân đi đầu trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất mới, chuyển đổi số và tham gia chuỗi giá trị.

Nếu như những năm đầu tiên của chương trình, các gương mặt Nông dân Việt Nam xuất sắc đứng top doanh thu ở mức 5-10 tỷ đồng/năm, thì càng về sau, số lượng Nông dân Việt Nam xuất sắc có doanh thu lên tới 20-30 tỷ đồng ngày càng nhiều.

Năm 2021, một số Nông dân Việt Nam xuất sắc đã có doanh thu gần 100 tỷ đồng. Đây cũng là năm có số lượng Nông dân Việt Nam xuất sắc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số nhiều nhất trong các năm qua. Đó cũng là sự phản ánh xu thế mới của nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Những nông dân xuất sắc chính là những tấm gương hiện hữu điển hình để Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu, đề ra mẫu người nông dân mới, người nông dân thông minh trong bối cảnh chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đó là hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. 

Lan toả hình mẫu người nông dân mới, đoàn kết và yêu nước - Ảnh 5.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tiếp tục thể hiện rõ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Chủ tịch đánh giá thế nào về ý chí, nỗ lực và sự sáng tạo của hội viên nông dân, nhất là 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 đã vượt khó vươn lên đạt được thành tựu ấn tượng trong sản xuất nông nghiệp?

Trong suốt 9 năm qua, những nông dân xuất sắc chính là tấm gương dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi tư duy trong lao động sản xuất, đi đầu trong thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thị trường, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ, lấy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường làm mục tiêu sản xuất. Họ chính là đại diện cho lớp nông dân thông minh, là niềm cổ vũ, lôi cuốn cho lớp lớp nông dân khác học tập, noi theo.

img
img

Đồng chí Lương Quốc Đoàn cùng đoàn công tác khảo sát, tham quan các mô hình của nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại thôn Hòa Mục, xã Thái Long TP. Tuyên Quang.

Trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới muôn mặt đời sống kinh tế, xã hội, trong đó nông dân là lực lượng đông đảo chịu tổn thương nhiều nhất. Nhưng cùng với các cấp, các ngành, các lĩnh vực, toàn thể nông dân Việt Nam ở tất cả các vùng, miền đã đoàn kết khắc phục khó khăn, vừa tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, vừa đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp bảo đảm giữ vững an ninh lương thực, vừa phục vụ xuất khẩu và hỗ trợ các ngành kinh tế khác trụ vững trong điều kiện tạm dừng sản xuất do dịch Covid-19. 

Những việc làm thiết thực đó xuất phát từ trái tim, tình cảm yêu thương, tinh thần tự lực tự cường, tương thân tương ái và đại đoàn kết dân tộc của giai cấp nông dân.

Đặc biệt, năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh trong phạm vi cả nước tiếp tục là trở ngại, khó khăn lớn nhất, gây ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và đời sống xã hội, làm cho hàng hóa nông sản lưu thông, tiêu thụ bị hạn chế. Bên cạnh đó là những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào tăng cao...

Song, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt kịp thời từ Trung ương đến địa phương và sự cố gắng, nỗ lực, năng động, sáng tạo của đông đảo nông dân cả nước đã đưa kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2021 ước đạt được những thành tích tăng trưởng rất ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu nông sản. 

Đó chính là bằng chứng sinh động nhất cho tinh thần cần cù chịu khó, năng động, sáng tạo của toàn thể hội viên, nông dân.

Đặc biệt, bằng sức năng động, sáng tạo vốn có trong khó khăn, phương thức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của nông dân nước ta cũng có những thay đổi đáng ngạc nhiên khi họ đã tiếp cận nhanh chóng phương thức bán hàng qua các sàn giao dịch điện tử, biết quảng bá, gắn nhãn mác nguồn gốc xuất xứ của nông sản trên các phương tiện điện tử để bán hàng.

Lan toả hình mẫu người nông dân mới, đoàn kết và yêu nước - Ảnh 8.

Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN bắt tay, động viên các hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Lũng Cú.

Đồng thời, Hội Nông dân các cấp cũng đã năng động, kết nối hỗ trợ nông dân các vùng, miền giúp nhau tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua các gian hàng do Hội quản lý hoặc phối hợp tổ chức đã kết nối tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn nông sản cho nông dân. Nhờ đó, hàng hóa nông sản của nông dân cả nước được tiêu thụ khá thuận lợi, góp phần giảm bớt khó khăn, tăng thu nhập cho đông đảo nông dân.

Cùng với tích cực tham gia khôi phục, đẩy mạnh sản xuất, hội viên nông dân, nhất là các Nông dân Việt Nam xuất sắc đã tích cực ủng hộ Chương trình "Triệu phần quà, nghìn tấn nông sản nghĩa tình" cùng cả nước vượt qua dịch bệnh Covid-19 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động. Đã có nhiều Nông dân Việt Nam xuất sắc ủng hộ Chương trình với giá trị hàng hóa, nông sản lên tới hàng tỷ đồng.

Lan toả hình mẫu người nông dân mới, đoàn kết và yêu nước - Ảnh 9.

Cũng tại chuyến công tác tại Hà Giang, đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN đã trao tặng Trạm Biên phòng Lũng Cú các vật dụng bảo hộ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Những việc làm thiết thực đó xuất phát từ trái tim, tình cảm yêu thương, tinh thần tự lực tự cường, tương thân tương ái và đại đoàn kết dân tộc của giai cấp nông dân. Cũng nhờ tinh thần và sức mạnh đó mà nông nghiệp, nông thôn nước ta trong nhiều năm qua luôn giữ vững nhịp độ phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19. Những thời điểm khó khăn nhất, người nông dân vẫn vượt qua bảo đảm cuộc sống và đóng góp lớn lao cho đất nước…

Lan toả hình mẫu người nông dân mới, đoàn kết và yêu nước - Ảnh 10.

Đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, xin Chủ tịch cho biết Hội Nông dân Việt Nam sẽ đưa ra những giải pháp gì để hỗ trợ, động viên, cổ vũ, khích lệ hội viên, nông dân hăng hái thi đua sản xuất, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời gian tới?

- Trong thời gian tới, dự báo tình hình dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đã lựa chọn giải pháp sống chung với đại dịch, do vậy, các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để linh hoạt, chủ động, nỗ lực thích ứng an toàn với dịch bệnh trong tình hình mới, nhất là khi xuất hiện biến thể Omicron, vừa góp phần kiểm soát được dịch Covid-19, vừa khôi phục, đẩy mạnh phát triển sản xuất từ nay đến cuối năm 2021 và cho cả năm 2022.

Trong bối cảnh đó, hoạt động của các cấp Hội cũng phải có sự linh hoạt, vừa chủ động, vừa đổi mới phương thức hoạt động để làm tốt công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện được 2 mục tiêu của Chính phủ đề ra là kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và khôi phục, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

"Vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là tôn vinh công sức, tài năng, đạo đức, sự sáng tạo của người nông dân đã dấn thân vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam vững mạnh trong công cuộc hội nhập và phát triển, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời, cũng lan tỏa mạnh mẽ về mẫu hình người nông dân mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế".

Rõ ràng, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức cho công tác Hội và hoạt động sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân. Nhưng đây cũng là cơ hội để cán bộ, hội viên và nông dân cả nước nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nhất là vấn đề khai thác thị trường trong nước và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân của các cấp Hội cũng như trong quảng bá, tiêu thụ nông sản của nông dân.

Từ thực trạng này, các cấp Hội cần tích cực đổi mới công tác vận động, tập hợp nông dân theo hướng thu hút nông dân vào các chi, tổ hội nghề nghiệp gắn với ứng dụng mạnh mẽ các phương tiện kỹ thuật, công nghệ số để tổ chức các hoạt động tập hợp, vận động, thu hút hội viên nông dân, đảm bảo công tác tuyên truyền, vận động của Hội không bị đứt gãy, kể cả là trong hoàn cảnh cách ly, giãn cách xã hội và đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.

img
img
img

Đồng chí Lương Quốc Đoàn - Chủ tịch T.Ư Hội NDVN tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp của các nông dân trên toàn quốc.

Trên cơ sở đó, tập trung các nguồn lực, phương tiện để đào tạo, nâng cao năng lực kinh doanh nông nghiệp cho hội viên, nông dân; tiếp tục đẩy mạnh việc vận động hội viên, nông dân thành lập các tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã hoặc thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp và hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước hình thành lên lớp nông dân chuyên nghiệp, nông dân thông minh. Chỉ có như vậy, nông dân mới làm chủ được quá trình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong điều kiện đại dịch Covid-19 cũng như hội nhập quốc tế.

Thứ hai, các cấp Hội phải làm tốt hơn việc huy động mọi nguồn lực, kịp thời chuyển tải nguồn vốn cho hội viên, thông qua việc phối hợp, ký các chương trình với Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng CSXH; đặc biệt là phải phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi... theo phương thức trả chậm để giúp cho nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Thứ ba, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân kết nối tiêu thụ nông sản những lúc khó khăn, không để hàng hóa nông sản bị ùn ứ, không tiêu thụ được.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và trên thế giới được dự báo còn kéo dài, các cấp Hội cần phối hợp với ngành nông nghiệp rà soát, định hướng cho nông dân có phương án sản xuất phù hợp, tùy vào tình hình dịch bệnh trong nước và khả năng xuất khẩu, khả năng tiêu thụ nông sản. Đồng thời, phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương và phát huy mạnh mẽ vai trò của các Trung tâm hỗ trợ nông dân trong việc kết nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản. 

Xin cảm ơn Chủ tịch!

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem