Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết

Thứ hai, ngày 09/01/2023 08:48 AM (GMT+7)
Từ lâu nay, bánh tráng Tuý Loan là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên và bữa ăn của mỗi gia đình người dân Đà Nẵng. Những ngày này, bếp lửa tại nhiều hộ dân làm bánh tráng Tuý Loan luôn đỏ lửa để tráng bánh phục vụ thị trường Tết.
Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 1.

Có gần đã 50 năm làm nghề tráng bánh, ông Đặng Bê (68 tuổi, trú thôn Túy Loan Tây) cho biết, cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, các lò bánh trong thôn đều đỏ lửa ngày đêm để phục vụ nhu cầu ăn Tết. Làm bánh tráng trở thành kế sinh nhai của gia đình ông và các hộ dân khác trong làng.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 2.

Để có nguyên liệu tráng bánh vào sớm thì phải ngâm sẵn gạo và chuẩn bị sẵn gia vị từ tối hôm trước. Gạo phải là gạo 13/2 pha với tỷ lệ 1 ang gạo trộn kèm 12 lon mè trắng. Bột trước khi trộn gia vị phải xay nhuyễn rồi hòa thêm với nước để có độ lỏng phù hợp, sau đó lọc qua 1 lượt để bột mịn, không lẫn vỏ trấu.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 3.

Người làm bánh phải hội đủ các kỹ thuật từ cách tráng bánh, gỡ bánh và xông bánh để cho ra lò chiếc bánh thơm ngon.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 4.

Chiếc bánh tráng ngon phải được chế biến đủ năm thứ gia vị mắm, muối, đường, tỏi và mè. Cách pha chế này được xem như là bí quyết, một nghệ thuật của làng để bánh tráng có hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh được.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 5.

100% bánh tráng ở đây được làm hoàn toàn thủ công nên mang hương vị đặc trưng khác hẳn ở nơi khác.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 6.

Bánh tráng Túy Loan sau khi tráng xong không đem phơi nắng mà được hơ trên lửa than (xông).

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 7.

Để chiếc bánh dày dặn thì người dân phải tráng qua 2 lớp.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 8.

"Không nhớ là đã làm được bao lâu. Từ thời ông bà rồi đến cha mẹ rồi đến mình, cứ thế hệ trước đến thế hệ sau thư thế. Cả đời viết chữ O (cách tráng bánh theo vòng tròn - PV) nhưng vẫn đủ ăn, đủ mặc", Bà Trần Thị Luyện (70 tuổi, trú thôn Túy Loan Tây) chia sẻ.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 9.

Bánh được xông ăn rất giòn, có thể để quanh năm mà không lo bị mốc, khi ăn có thể ngửi được mùi vị thoang thoảng của tỏi, gừng và có vị ngọt của đường.

Làng nghề 500 tuổi, nơi người dân cả đời "viết chữ O" vào vụ Tết - Ảnh 10.

Là làng nghề truyền thống với tuổi đời hơn 500 năm, đối với người dân Túy Loan, chiếc bánh tráng không chỉ là phương tiện mưu sinh mà còn có ý nghĩa văn hóa vô cùng đặc biệt. Đây là món ăn không thể thiếu trong các dịp giỗ, cúng gia tiên hay ngày Tết đến mức trở thành một phong tục truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.

Diệu Bình
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem