Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Thứ tư, ngày 12/06/2024 09:28 AM (GMT+7)
Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (Sơn La), lễ tín ngưỡng truyền thống có ý nghĩa cầu mong sức khỏe, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Clip: Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 1.

Khi những cánh rừng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những con thú trên rừng qua kỳ ngủ đông bắt đầu ra kiểm ăn, người vùng cao dọn dẹp nương rẫy, chuẩn bị cho một vụ mùa mới... thì cũng là lúc người Thái Đen ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức Lễ Đông Sửa.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 2.

Theo già làng Quàng Văn Phanh, Bản Khá, xã Sặp Vạt (Yên Châu Sơn La). Đối với truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái Đen nơi đây, lễ Đông Sửa đã trở thành phong tục, tập quán và là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng tự hào được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 3.

Đồng bào dân tộc Thái luôn coi ông Trời (Pu Then) là vị thần quan trọng có ảnh hưởng và chi phối đến đời sống con người và cộng đồng. Đông Sửa là khu rừng thiêng, nơi để người dân mang lễ tạ ơn Pu Then, các thần linh thổ địa, Pú mường, Pú bản (đây là những người đầu tiên xây dựng nên bản mường) và tổ tiên đã mang đến cuộc sống yên vui no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho bà con trong bản.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 4.

Cũng theo già làng Quàng Văn Phanh, lễ Đông Sửa gồm phần lễ và phần hội đan xen. Các lễ vật dâng cúng gồm lợn, vịt, gà, rượu, gạo nếp, trầu, cau, áo thiêng của chủ rừng.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 5.

Ngoài ra, mỗi hộ trong bản còn mang đến 1 đôi vòng tay bạc, 1 cuộn vải trắng, vải khít để làm lễ cúng. Khi tiến hành nghi lễ mọi người dân trong bản sẽ tập trung quanh miếu thờ; chủ lễ (ông mo) làm các thủ tục gọi mời các vị thần linh, như: Thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, bản mường, linh hồn người có công gây dựng bản mường về dự và tiếp nhận các lễ vật do nhân dân trong bản dâng lên, để cầu mong cho bà con trong bản sức khỏe và mùa màng tươi tốt.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 6.

Bà Lừ Thị Lửa - bản Khá, xã Sặp Vạt (Yên Châu, Sơn La) chia sẻ: Nghi lễ Đông Sửa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái chúng tôi. Đến với lễ Đông Sửa chúng tôi mang những cuộn vải trắng, vải khít để làm lễ cúng, khi cúng xong chúng tôi thường để may quần áo cho các thành viên trong gia đình để được may mắn.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 7.

Không gian phần hội nổi bật với các hoạt động là phần thi đan sọt, làm cút piêu, ném còn, thi bắt cá…Bản Khá là một trong số ít bản người Thái còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo của huyện Yên Châu. Cùng với ẩm thực, trang phục độc đáo hay những điệu múa xao xuyến lòng người thì nghề đan lát đến nay vẫn được bà con nơi đây lưu giữ đến ngày nay, tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt của vùng đất này.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 8.

Ông Đào Quang Tố - Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Lễ hội Đông Sửa là một nét văn hóa cần được bảo tồn, phát huy, để góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Thái trên địa bàn huyện Yên Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 9.

Để bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc, huyện Yên Châu đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, UBND các xã sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ các giá trị văn hóa dân gian. Rà soát các phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc còn được lưu truyền trên địa bàn để tổ chức phục dựng, như: Lễ hội Cầu mưa, lễ hội Đông Sửa, Hạn Khuống của dân tộc Thái; lễ hội Mương A Ma của dân tộc Sinh Mun; lễ hội Mừng cơm mới của dân tộc Khơ Mú.

Lễ Đông Sửa của người Thái Đen, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu- Ảnh 10.

Lễ hội Đông Sửa là sự kết hợp hài hòa giữa không khí Lễ hội truyền thống đặc sắc cùng các hoạt động văn hóa, ẩm thực, trò chơi dân gian truyền thống, đây là nơi hội tụ, giới thiệu, quảng bá đến du khách và người dân những nét văn hóa bản địa của dân tộc Thái huyện Yên Châu.

 

Văn Ngọc
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem