Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?

Nguyên An Thứ ba, ngày 19/03/2024 18:53 PM (GMT+7)
Đây là loại lá dân dã của Việt Nam được nhiều người nước ngoài yêu thích và sử dụng như một loại gia vị trong chế biến thức ăn hàng ngày mặc dù có giá bán không hề rẻ.
Bình luận 0

Loại lá được nhắc đến ở đây là lá nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Lauraceae. Tên tiếng Anh là bay tree, bay laurel, có nguồn gốc ở khu vực ven Địa Trung Hải. Loại lá này khá phổ biến trong vườn dược thảo.

Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?- Ảnh 1.

Lá nguyệt quế tươi có vị đắng và hăng

Loại lá này luôn tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và làm thư giãn đầu óc. Có lẽ vì vậy mà cây nguyệt quế thường được trồng trong nhà, vừa để làm cảnh, lại vừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Lá nguyệt quế còn được dùng để đan thành vòng nguyệt quế, biểu trưng cho sự chiến thắng, quyền lực và tài lộc.
Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?- Ảnh 2.

Lá nguyệt quế là lá của cây nguyệt quế, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải

Lá nguyệt quế có chiều dài khoảng 6–12cm và chiều rộng khoảng 2–4cm. Hình dạng của lá rất đặc trưng bởi mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn. Lá có màu xanh lục, hình bầu dục, dày và nhẵn bóng. Khi lá cây nguyệt quế rụng, người ta sẽ thu gom chúng và đem phơi khô để phục vụ mục đích sử dụng.

Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?- Ảnh 3.

Khi lá cây nguyệt quế rụng, người ta sẽ thu gom chúng và đem phơi khô để phục vụ mục đích sử dụng.

Loại lá này ít người Việt Nam quan tâm nhưng được ưa chuộng ở các nước châu Âu, Mỹ. Giá bán của lá nguyệt quế ở Mỹ có thể lên tới 1,5-2 triệu đồng/kg. 

Trong tháng 10/2023, xuất khẩu lá nguyệt quế đã đem về cho Việt Nam 33.000 USD, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Loại lá có nhiều công dụng với sức khỏe và đời sống

Ngoài Việt Nam các quốc gia ở châu Á cũng thường trồng cây nguyệt quế rộng rãi. Nguyệt quế thường sống tại các khu rừng, gần suối nước, nơi có độ ẩm cao.

Nguyệt quế là cây bụi xanh lâu năm có nhiều nhánh. Lá dày, mịn và có màu xanh đậm, sáng, mọc so le, có cuống ngắn, hình mác, mép nhẵn và lượn sóng.

Loại lá là gia vị "thần thánh"

Lý do loại lá này đắt đỏ là nó luôn tỏa ra một mùi hương rất dễ chịu, làm dịu thần kinh, giúp thư giãn đầu óc.

Ở nước ngoài người ta thường được dùng phổ biến trong nấu ăn để ướp thực phẩm, xào nấu, nêm nếm, khử mùi tanh của thịt cá hoặc chế biến trong nhiều món ăn như làm súp...

Thông thường lá nguyệt quế có thể được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm từ một cây trưởng thành hoàn toàn. Sau khi hái lá, nên để 48 – 72 giờ cho khô.

Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?- Ảnh 5.

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis L., thuộc họ thực vật: Long não

Lá nguyệt quế phơi khô có hương vị đằm hơn và sâu hơn. Để có chất lượng tốt nhất, cần tránh thu hoạch khi cây còn ẩm ướt.

Khi nấu ăn cho lá nguyệt quế sẽ giúp món ăn giúp kích thích vị giác, làm tăng hương vị thơm ngon cho các món ăn. Chỉ cần một, hai lá nguyệt quế cũng đã đủ để tạo hương vị cho món ăn.

Không chỉ được dùng làm tăng thêm hương vị cho các món ăn, lá nguyệt quế còn là một loại dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe với những công dụng bất ngờ.

Loại lá dân dã tác dụng

Kháng viêm và giảm sưng viêm

Đáng chú ý trong lá nguyệt quế có 2 thành phần kháng viêm là mycrene và eugenol, khi gặp lửa sẽ dễ dàng bay hơi. Vì vậy, đốt lá nguyệt quế để hít có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm liên quan tới hệ hô hấp.

Tinh dầu nguyệt quế giúp phổi được làm sạch, giảm sự đông đặc phổi, đường thở thông thoáng, hô hấp thuận lợi.

Do đó, người bị hen suyễn, dị ứng hoặc mắc các bệnh về hô hấp có thể đốt và ngửi lá nguyệt quế để cải thiện tình trạng.

Giảm đường huyết, phòng ngừa bệnh tim mạch

Ngoài ra, các nhà khoa học chứng minh rằng lá nguyệt quế có công dụng rất tốt trong việc làm giảm đường huyết, cholesterol, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Lá nguyệt quế tốt còn cho người bị tiểu đường, đặc biệt tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích...

Một công dụng khác của lá nguyệt quế là giúp cải thiện làn da của bạn. Các vitamin A và vitamin C trong lá nguyệt quế giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả.

Lá nguyệt quế cũng là một thành phần quan trọng trong trà, dầu, pho mát và rượu, và tinh dầu của nó được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm cho xà phòng, nước hoa, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống và các sản phẩm nha khoa.

Có thể bạn chưa biết, loại lá này còn được dùng để đan thành vòng nguyệt quế, biểu trưng cho sự chiến thắng, quyền lực và tài lộc.

Loại lá dân dã tác dụng

Lá nguyệt quế có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Không chỉ có nhiều công dụng quý báu đối với sức khỏe và đời sống, loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn.

Lá nguyệt quế Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Tại thị trường trong nước, lá nguyệt quế khô đang được các công ty nông sản, siêu thị bán ra với mức giá từ 500.000-70.0000 đồng/kg. Đặc biệt, tại các siêu thị ở Mỹ, giá lá nguyệt quế dao động từ 1,5-2 triệu đồng/kg.

Ai không nên sử dụng lá nguyệt quế?

Mặc dù lá nguyệt giàu vitamin, tuy nhiên không phải ai dùng cũng tốt. Dưới đây là một số nhóm dưới đây nên thận trọng:

- Người sắp phẫu thuật: Bạn nên tránh sử dụng lá nguyệt quế 2 tuần trước khi mổ vì có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt khi kết hợp với thuốc gây mê.

- Người có cơ địa dị ứng: Nếu bạn từng bị phản ứng với lá nguyệt quế trong thức ăn, hãy tránh đốt lá nguyệt quế hoặc sử dụng tinh dầu từ loại lá này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem