Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1.000 con lợn?

Chủ nhật, ngày 03/11/2024 10:24 AM (GMT+7)
Người chăn nuôi lợn bất ngờ tăng thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm chỉ nhờ thay đổi loại thức ăn. Vậy bí quyết này là gì, và tại sao nó lại hiệu quả đến vậy?

Loại thức ăn nghe có vẻ kỳ bí, nhưng lại quen thuộc đến bất ngờ...

Theo TS. Kim Jae Cheol, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Kỹ thuật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vào những năm 1950 - 1960, khi khoa học và kỹ thuật chưa phát triển, ngành chăn nuôi vẫn chỉ dựa vào phân tích đạm thô (hay protein thô) trong thức ăn. Khi đó, đạm thô được xem như chỉ số chính để đánh giá chất lượng dinh dưỡng cho lợn, trong khi các axit amin và khả năng tiêu hóa của vật nuôi vẫn còn là lĩnh vực chưa được khám phá. 

Phải đến năm 1990, với những bước tiến khoa học, các nhà nghiên cứu mới dần hoàn thiện kiến thức về khả năng tiêu hóa axit amin và đưa ra công thức cân bằng đạm thô phù hợp hơn cho động vật chăn nuôi.

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1000 con lợn  - Ảnh 1.

TS. Kim Jae Cheol nhấn mạnh, con lợn tăng trường tốt là nhờ vào các axit amin chứ không phải là đạm thô. Ảnh: Nghĩa Lê

Thực tế, vật nuôi không thực sự có nhu cầu về đạm mà là về axit amin đặc biệt là lợn. Khi lợn tiêu hóa đạm trong thức ăn, quá trình này chỉ nhằm tách các axit amin cần thiết để tổng hợp thành protein, từ đó hình thành cơ thịt. 

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1000 con lợn  - Ảnh 2.

Biểu đồ thể hiện khả năng tiêu hóa đạm thô của lợn từ các nguồn thức ăn khác nhau. Mỗi loại thức ăn có tỷ lệ đạm thô tiêu hóa và không tiêu hóa khác nhau, việc hiểu rõ khả năng tiêu hóa của từng loại thức ăn giúp người chăn nuôi lựa chọn khẩu phần phù hợp, cân bằng được axit amin và giảm thiểu lãng phí. Ảnh: NVCC

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1000 con lợn  - Ảnh 3.

Hỉnh ảnh mô tả việc người chăn nuôi áp dụng khẩu phần đạm thô cao cho chăn nuôi lợn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, việc hiểu rõ nguyên lý áp dụng đạm thô thấp sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc chăn nuôi bền vững. Ảnh: NVCC

Vì vậy, để tối ưu hóa sự phát triển của cơ bắp, khẩu phần ăn cần cung cấp đầy đủ và cân bằng các axit amin mà cơ thể lợn yêu cầu. Nếu thiếu hụt axit amin, vật nuôi sẽ không thể phát triển cơ bắp tối ưu, dù lượng đạm trong khẩu phần có cao đến đâu.

Hiện nay, để tối ưu hóa dinh dưỡng cho chăn nuôi lợn, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 loại axit amin thiết yếu là Lysine, Methionine, Threonine và Tryptophan, đang được sử dụng phổ biến trong khẩu phần ăn. 

Bên cạnh đó, Valine và Isoleucine cũng trở thành các axit amin giới hạn tiếp theo trong các khẩu phần ăn đạm thô thấp, giúp bổ sung dinh dưỡng một cách hiệu quả mà không cần tăng lượng đạm thô. 

Việc bổ sung thêm Histidine, Leucine và Phenylalanine (Phe) cho phép giảm đạm thô hơn nữa mà vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Nhờ đó, tỷ lệ đạm thô (CP) có thể giảm xuống còn 16% ở giai đoạn heo con, 14% ở giai đoạn heo choai và chỉ 11% ở giai đoạn kết thúc, đảm bảo lợn phát triển mạnh mẽ và bền vững

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1000 con lợn  - Ảnh 4.

Biểu đồ minh họa việc cân bằng axit amin trong khẩu phần ăn của vật nuôi giúp giảm lượng bài tiết Nitơ ra môi trường, từ đó góp phần giảm khí nhà kính phát thải, bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Ảnh: NVCC

Biểu đồ bên trái minh họa mô hình sử dụng khẩu phần đạm cao truyền thống. Để đáp ứng nhu cầu axit amin cần thiết (đường màu đỏ), người chăn nuôi thường bổ sung đạm ở mức cao. Tuy nhiên, con lợn không thể tích lũy axit amin vượt mức cần thiết, dẫn đến lượng axit amin dư thừa (các phần vượt qua đường màu đỏ) phải được thải ra ngoài, giải phóng khí nitơ và gây ra hiệu ứng nhà kính.

Trong khi đó, biểu đồ bên phải thể hiện giải pháp cân bằng axit amin bằng cách giảm tỷ lệ đạm thô trong khẩu phần. Phương pháp này vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng trưởng của con lợn mà không tạo ra lượng axit amin dư thừa lớn. Nhờ đó, con lợn ít thải ra khí nitơ, giúp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Tại sao phải áp dụng thức ăn đạm thô thấp trong chăn nuôi lợn...

Trước khi nói đến những lợi ích của việc sử dụng khẩu phần đạm thô thấp thì có thể nhìn thấy rõ ràng hiệu quả của khẩu phẩn đạm thô thấp trong bài toán kinh tế, mà bất kể ai trong ngành chăn nuôi đều quan tâm.

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1000 con lợn  - Ảnh 5.

Bài toán kinh tế khi giảm 3-4% đạm thô trong khẩu phần ăn của lợn con cho đến lợn vỗ béo trong khoảng 6 - 98kg, mang lại lợi nhuận thêm gần 200 triệu đồng đối với quy mô 1000 con lợn, ngoài ra còn rút ngắn thời gian xuất chuồng tới 6 ngày, hiệu quả tức thì. Ảnh: NVCC

Cụ thể, đối với một trang trại 1.000 con lợn, việc áp dụng chế độ ăn đạm thô thấp có thể mang lại lợi nhuận bổ sung lên tới gần 200 triệu đồng mỗi năm. Nhìn vào từng giai đoạn, việc giảm đạm thô không chỉ giúp tiết kiệm lượng thức ăn mà vẫn đảm bảo tăng trọng nhanh, đặc biệt ở giai đoạn lợn vỗ béo với mức giảm đạm thô 4% đã tạo ra mức lợi nhuận thêm đáng kể, lên tới hơn 121 triệu đồng. Điều này cho thấy, giảm đạm thô không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tối ưu tài nguyên trong chăn nuôi.

Ngoài ra, giảm đạm thô còn đặt ra một bài toán kinh tế bền vững cho người chăn nuôi. Với chế độ ăn này, chi phí thức ăn giảm đáng kể, đồng thời rút ngắn thời gian nuôi, giúp giảm chi phí nhân công, điện nước và các khoản phụ phí khác, dẫn đến lợi nhuận ròng tăng lên.

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi "bỏ túi" thêm 200 triệu đồng mỗi 1000 con lợn  - Ảnh 6.

Hình ảnh minh hoạ cách axit amin hoạt động trong cơ thể của con lợn và ảnh hưởng của việc sử dụng đạm thô cao dẫn đến việc hấp thụ dư thừa axit amin gây ảnh hưởng tới môi trường như nào. Ảnh: NVCC

Tính tới tháng 6/2024, tổng đàn lợn của cả nước đạt 25,549 triệu con, trong đó đàn lợn nái là 3 triệu con. Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về số đầu lợn và thứ 6 về sản lượng thịt lợn. Tuy nhiên, phần lớn quy mô chăn nuôi vẫn là các cơ sở vừa và nhỏ, với công nghệ xử lý chất thải còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu bảo vệ môi trường trong bối cảnh chăn nuôi phát triển mạnh.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, tổng lượng phát thải CO2 từ ngành chăn nuôi tính đến năm 2023 lên đến 20,5 triệu tấn, góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu. Riêng ngành chăn nuôi tại Việt Nam, với mật độ cao và quy mô lớn, chiếm từ 10-18% tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước. Đặc biệt, thống kê cho thấy có tới 432,000 tấn khí CO2 thải ra từ các trại chăn nuôi lợn và gia cầm mỗi năm, gây áp lực lớn lên môi trường.

TS. Kim Jae Cheol, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Kỹ thuật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Khi giảm đạm thô trong khẩu phần ăn, lượng nitơ thải ra trong quá trình tiêu hóa cũng giảm theo, từ đó hạn chế sự hình thành khí amoniac (NH3) và các khí nhà kính khác. Điều này không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường xung quanh trang trại mà còn góp phần giảm áp lực lên môi trường toàn cầu. Thay đổi đơn giản này mang đến lợi ích kép, vừa tăng cường hiệu quả chăn nuôi vừa hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững".

Việc áp dụng chế độ ăn đạm thô thấp, cân bằng axit amin mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp việc chăn nuôi lợn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Đầu tiên, chế độ ăn này giảm nhu cầu năng lượng cần thiết để bài thải lượng axit amin dư thừa, giúp vật nuôi tập trung dinh dưỡng vào quá trình tăng trưởng mà không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, lợn có thể phát triển ổn định, khỏe mạnh mà không cần đến kháng sinh kích thích tăng trưởng, tạo ra sản phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chế độ đạm thô thấp còn góp phần giảm lượng phát thải nitơ, một yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Khi giảm lượng đạm thô trong khẩu phần, lượng khí amoniac thải ra từ quá trình tiêu hóa cũng giảm, giúp môi trường chuồng trại thoáng mát hơn, giảm căng thẳng nhiệt cho lợn. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, giúp giảm nguy cơ bệnh tật và cải thiện sức khỏe vật nuôi.

Ngoài ra, chế độ ăn này còn mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Nhờ tối ưu hóa khẩu phần, giảm được chi phí thức ăn và các phụ phí, trang trại có thể tiết kiệm đáng kể mà vẫn đạt hiệu suất chăn nuôi cao. Đây chính là giải pháp giúp đơn giản hóa quy trình chăn nuôi, tăng hiệu quả mà không làm tăng chi phí vận hành.

Từ năm 2023, Bộ NN-PTNT cùng Viện Chăn nuôi đã bắt đầu tập trung vào nghiên cứu đề tài giảm mức protein trong thức ăn cho lợn nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi.

Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi đặt kỳ vọng kết quả đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi theo tình hình mới và là cơ sở để nhà nước đưa ra quy định phù hợp đối với mức protein trong thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Nghĩa Lê
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem