Nga gây sốc khi đưa pháo hạm AK-130 lên mặt đất để tác chiến
Nga gây sốc khi đưa pháo hạm AK-130 lên mặt đất để tác chiến
Thứ bảy, ngày 03/08/2024 23:59 PM (GMT+7)
Pháo hạm AK-130 ra đời từ thời Liên Xô và hiện vẫn còn trang bị cho nhiều tàu chiến lớn của Hải quân Nga đã nhận nhiệm vụ mới.
AK-130 là hệ thống pháo hải quân hạng nặng do PO Arsenal của Liên Xô thiết kế vào năm 1967. Nguyên mẫu pháo hạm AK-130 đầu tiên mang mã định danh A-217 chỉ có một nòng. Theo Defense Express.
Nhưng vì tốc độ bắn lý thuyết 60 phát/phút không đạt được trong quá trình thử nghiệm, cho nên các kỹ sư đã đi tới quyết định lựa chọn kết cấu nòng đôi rồi đặt tên mã mới là A-218. Theo Defense Express.
Pháo hạm AK-130 với hai nòng pháo cỡ 130 mm sau đó đã vượt qua các bài đánh giá và chính thức phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ năm 1985. Theo Defense Express.
Do khối lượng rất nặng (lên tới 100 tấn) mà nó chỉ được lắp đặt trên những chiến hạm cỡ lớn, bao gồm khu trục hạm Sovremenny, Udaloy; tuần dương hạm Slava, Kirov. Theo Defense Express.
Pháo hạm AK-130 trang bị 2 nòng pháo 130 mm có chiều dài gấp 70 lần đường kính (L/70 - tương đương 9.100 mm) mang lại tầm bắn xa và uy lực rất đáng gờm. Theo Defense Express.
Thông số kỹ chiến thuật cơ bản bao gồm góc xoay ngang (phương vị) +200o (tốc độ xoay 25o mỗi giây), góc nâng hạ (góc tà) -12o - +80o; tốc độ bắn 20 - 80 phát/phút (10 - 40 phát/phút cho mỗi nòng). Theo Defense Express.
Nòng pháo được ổn định 3 mặt phẳng, làm mát bằng chất lỏng, tuổi thọ nòng lên tới 1.500 phát bắn mới yêu cầu phải tiến hành thay thế. Theo Defense Express.
Radar điều khiển hỏa lực MR-184 của pháo AK-130 hoạt động trên 2 băng sóng, có thể theo dõi cùng lúc 2 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 75 km, bám bắt từ cự ly 40 km. Theo Defense Express.
Bổ trợ cho radar MR-184 là kênh ngắm bắn TV, thiết bị đo xa laser DVU-2, máy tính đạn đạo, cho phép tiêu diệt vật thể chuyển động ở tốc độ 200 hải lý/h. Theo Defense Express.
Khẩu pháo này bắn những viên đạn trọng lượng 86,2 kg có sơ tốc đầu nòng 850 m/s đi xa 23 km khi chống mục tiêu mặt nước hay yểm trợ hỏa lực đổ bộ. Theo Defense Express.
Tầm bắn hiệu quả của pháo AK-130 với đạn nổ mảnh định tầm khi chống lại tên lửa hành trình đạt tới con số 8 km, hoặc 15 km khi chống lại mục tiêu như máy bay. Theo Defense Express.
Hiện nay Hải quân Nga đang bắt đầu chế tạo phiên bản thu gọn của AK-130 chỉ bao gồm 1 nòng và trọng lượng giảm còn một nữa để trang bị cho các lớp tàu chiến có lượng giãn nước nhỏ hơn. Theo Defense Express.
Mới đây một đoạn video vừa được đăng tải cho thấy binh sĩ Nga đang sử dụng một khẩu pháo trên khung thân pháo kéo M46 cỡ 130 mm, nhưng lại bắn đạn liền khối, đây là chi tiết kỳ lạ bởi đạn pháo M46 dùng liều rời. Theo Defense Express.
Một trong những người lính Nga lưu ý rằng khẩu pháo này là một loại vũ khí lai ghép khá thú vị, sử dụng nòng từ pháo hạm AK-130 cỡ 130 mm, gắn trên bệ đỡ pháo mặt đất M46. Theo Defense Express.
Ngoài ra xung quanh khẩu pháo, có thể thấy loại đạn A3-UF-44 có sức nổ cao dùng trong pháo hạm AK-130, cũng như các tổ hợp pháo binh khác bao gồm A-217, A-218, A-222 và A-192M. Theo Defense Express.
Riêng phần khóa nòng được sửa đổi của khẩu pháo này cũng thu hút sự chú ý, khả năng cao những khẩu pháo lai ghép này mới được các nhà máy chế tạo vũ khí Nga tạo ra để cung cấp cho quân đội số lượng lớn hệ thống pháo binh cần thiết trong thời gian ngắn. Theo Defense Express.
Do các hệ thống pháo hải quân AK-130 được sản xuất từ đầu những năm 1980 cho nên nòng đơn lẻ và đạn vẫn còn rất nhiều trong kho dự trữ của Hải quân Nga. Bên cạnh đó, pháo hạm AK-130 hiện không còn được lắp đặt trên các tàu chiến mới, việc "lai ghép" với pháo mặt đất M46 như trên giúp tận dụng những khẩu pháo đã ngừng hoạt động hoặc chưa được sử dụng. Theo Defense Express.
PV (theo ANTĐ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.