Nga-NATO: Một lịch sử đầy giông bão

NATO đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, những thách thức mà không một quốc gia nào có thể một mình đối mặt,… trong đó có "một nước Nga quyết đoán hơn".

Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 13/11 vừa qua đã đánh giá cuộc tập trận do Mỹ và NATO tiến hành ở Biển Đen đặt ra một "thách thức nghiêm trọng  cho Nga".

Khi Mỹ, Canada và 10 quốc gia Tây Âu hợp nhất vào năm 1949 để thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), họ có một mục tiêu rõ ràng. Lord Hastings Lionel Ismay, Tổng thư ký đầu tiên của NATO lúc đỏ cho biết: "Hãy ngăn chặn Liên Xô! Liên minh quân sự này xây dựng lại châu Âu từ đống đổ nát của Thế chiến thứ hai và hoạt động như một vùng đệm chống lại Liên Xô".

Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến mục đích của NATO trở nên kém rõ ràng hơn. Trên thực tế, vào năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Tổng thống Mikhail Gorbachev đã đề xuất Liên Xô gia nhập NATO. Vào thời điểm đó, Gorbachev đang đàm phán về việc thống nhất nước Đức với Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là James Baker. 

Baker được cho là đã bác bỏ đề xuất như một "giấc mơ" nhưng đề xuất này cũng đã được để ngỏ thêm vài lần nữa. Việc trao cho Nga tư cách thành viên sẽ yêu cầu NATO về cơ bản xác định lại chính mình. Tuy nhiên, trong ba thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, NATO đã phải đi tìm câu trả lời cho tương lai của khối.

img
img
img

Sau Chiến tranh Lạnh, điều gì đã xảy ra giữa Nga và NATO?

Năm 1991, Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của nước Nga thời hậu Xô Viết, đã viết thư cho NATO, nhắc lại đề xuất của Gorbachev. Ông nhắc lại lời kêu gọi của các nước thuộc Khối Warszawa trước đây như Hungary gia nhập liên minh phương Tây và gọi tư cách thành viên NATO là "mục tiêu chính trị lâu dài" của Nga.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO bắt đầu xác định lại mục đích của mình. Vesko Garcevic, cựu đại sứ Montenegro tại NATO, cho biết sứ mệnh mới để đảm bảo một châu Âu ổn định là phải coi trọng sự dân chủ  ở các nước cộng hòa mới thuộc Liên Xô cũ.

Sau khi gia nhập NATO, hầu hết các quốc gia sau đó trở thành các thành viên EU. NATO  là sự kết hợp giữa an ninh và chính trị. Đó là lý do tại sao liên minh đã tồn tại trong nhiều năm.

Năm 1994, Nga chính thức ký kết Hiệp định Đối tác vì Hòa bình NATO, một chương trình nhằm xây dựng lòng tin giữa NATO với các nước châu Âu và Liên Xô cũ. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã mô tả hiệp định này như một "con đường dẫn đến việc trở thành thành viên NATO."

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với nhà làm phim Oliver Stone trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 rằng, ông đã thảo luận về lựa chọn này với ông Bill Clinton trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới Moscow vào năm 2000. Và khi Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen gặp Putin vào đầu những năm 2000, ông nói rằng ông có ấn tượng  Nga sẵn sàng tham gia liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã có 13 nước gia nhập NATO; Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan (1999), Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia (2004), Albania và Croatia (2009), và Montenegro (2017).

Nga- NATO: Một lịch sử đầy giông bão - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và ông Vladimir Putin lúc đó là Thủ tướng Nga tại Auckland, New Zealand ngày 12 tháng 9 năm 1999 trong cuộc họp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Stephen Jaffe - AFP / Getty Images

Vậy tại sao Nga không phải là thành viên của NATO?

Bất chấp việc Nga ra tín hiệu muốn gia nhập NATO, nhưng mối quan hệ giữa Nga và NATO đã có nhiều căng thẳng. Mặc dù nhìn bề ngoài, Nga và NATO có  nhiều mục đích tương đồng như chống khủng bố, chống cướp biển…nhưng những mâu thuẫn vẫn âm ỉ tồn tại.

Nga đã nhiều lần đưa ra yêu cầu mà NATO đã từ chối ví dụ như  từ chối tiếp nhận các thành viên mới ở "sân sau" của mình (hoặc các nước láng giềng). "Phương Tây hay Matxcơva không phải để quyết định xem các nước đó có nên gia nhập NATO hay không", cựu đại sứ NATO Garcevic nói.

"NATO mạnh hơn nhiều so với Nga, cả về số lượng và vũ khí trang bị. Vì vậy, nếu đột nhiên người Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa thực sự với chất lượng cao, chúng ta có thể chờ đợi các hành động quân sự chống lại đất nước của mình”. Nhà sử học quân sự Nga Boris Yulin nhận định

Theo Garcevic, đến năm 1999, khi rõ ràng NATO và Nga có những quan điểm không thể hòa giải về tương lai của các nước cộng hòa hậu Xô Viết, liên minh này đã "trở thành một thách thức an ninh" đối với Điện Kremlin. Ông nói, đó là một "bước ngoặt quan trọng", đồng thời lưu ý rằng Nga bắt đầu trở nên chống phương Tây hơn. Năm tháng trôi qua, nỗi nhớ về Liên Xô ngày càng rõ nét. Năm 2005, Putin từng nói sự tan rã của Liên Xô "là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ".

Cuối cùng, những hành động thay vì lời nói đã cho thấy rõ ràng rằng Nga coi NATO là kẻ thù.

Vào tháng 4 năm 2008, NATO hứa hẹn trở thành thành viên của Gruzia và Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest, nhưng kế hoạch thành viên không được đưa ra.

Vào tháng 8 năm 2008, Nga tiến hành một cuộc xâm lược kéo dài 5 ngày vào Gruzia với lý do bảo vệ các khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Tám trăm người đã thiệt mạng. Nam Ossetia và Abkhazia sau đó tuyên bố độc lập; Nga là một trong số ít quốc gia trên thế giới công nhận điều này.

"Chúng tôi đã gửi tín hiệu sai từ Bucharest", Rasmussen-cựu Thủ tướng Đan Mạch, người từng giữ chức Tổng thư ký NATO từ năm 2009 đến năm 2014 nói. Rasmussen tin rằng, nếu lúc đó NATO có một kế hoạch hành động cho tư cách thành viên của Gruzia thì cuộc xâm lược đã có thể được ngăn chặn. "Putin giải thích hành động của chúng tôi là thiếu quyết tâm và thiếu ý chí hành động nếu ông ấy thử nghiệm quyết tâm đó."

Và thực tế, Putin tiếp tục làm bài test đối với NATO. Năm 2014, ông đã cử quân đội Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine và điều này đã châm ngòi cho cuộc xung đột đang diễn ra ở miền đông Ukraine khiến hơn 13.000 người thiệt mạng.

Cựu cố vấn Điện Kremlin Sergei Karaganov nói với TIME rằng lịch sử có thể đã khác. Karaganov nói: "Không cho phép Nga gia nhập NATO là" một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử chính trị ". "Điều này đã tự động đưa Nga và phương Tây vào một hành trình va chạm, cuối cùng khiến Ukraine phải hy sinh."

Nga- NATO: Một lịch sử đầy giông bão - Ảnh 4.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng NATO-Nga tại Nghị viện ở Bucharest, Romania, vào ngày 4 tháng 4 năm 2008. Natalia Kolesnikov - AFP / Getty Images

Nga cảm thấy thế nào về NATO ngày nay?

Căng thẳng liên tục gia tăng giữa NATO và Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Karaganov nói: "Giờ đây, các quốc gia giáp biên giới với Nga, bao gồm cả vùng Baltic, thực sự rất lo sợ. Nếu họ không gia nhập NATO và giữ thái độ "trung lập" thì họ sẽ "thoải mái hơn nhiều".

Kể từ năm 2014, các mối quan hệ của Nga và NATO đã trở lại trạng thái thù địch trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng ngày nay, mối đe dọa mà Nga gây ra phức tạp hơn nhiều, Rasmussen, cựu Tổng thư ký NATO, cho biết. Môi trường an ninh đã chuyển đổi từ một "cuộc đối đầu lưỡng cực, có thể dự đoán được" thành một "bức tranh nhiều lớp, không minh bạch về các mối đe dọa và thách thức".

Theo quan điểm của ông, các trò chơi chiến tranh và các cuộc tập trận quân sự thường xuyên của Nga đã gây ra nỗi sợ hãi cho các nước láng giềng, bao gồm Ba Lan và Baltics. Ngay cả những quốc gia cách xa Nga về mặt địa lý, chẳng hạn như vùng Balkan, cũng lo sợ các phương pháp gây mất ổn định tinh vi hơn của Nga bao gồm thông tin sai lệch và chiến tranh mạng.

Rasmussen nói rằng ngày nay "không đời nào" Nga có thể gia nhập NATO và Nga cũng không có bất kỳ lợi ích nào trong việc tham gia một liên minh mà họ coi là một mối đe dọa. Trong bài phát biểu của Putin trước Quốc hội Nga ngay sau khi Crimea sáp nhập, ông nói rằng Nga đã bị sỉ nhục bởi sự bành trướng của NATO về phía đông sau khi Liên Xô sụp đổ. "Họ đã nói dối chúng tôi nhiều lần, đưa ra quyết định sau lưng chúng tôi". Tổng thống Nga đã nhiều lần cảnh báo NATO không nên thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine và Gruzia, nói rằng hành động này là "vô trách nhiệm" và sẽ gây ra hậu quả cho liên minh mà ông không nêu rõ.

Nga- NATO: Một lịch sử đầy giông bão - Ảnh 5.

Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO tại Hội nghị An ninh Munich ở Bavaria, München vào ngày 15 tháng 2 năm 2019 . Ảnh Getty

Về lý thuyết, cánh cửa của NATO "vẫn mở cho bất kỳ quốc gia châu Âu nào" đáp ứng các yêu cầu về tư cách thành viên. Tuy nhiên, cựu đại sứ Montenegro tại NATO, Garcevic tin rằng thực tế bị hạn chế bởi nỗi sợ hãi trước mối đe dọa từ Nga đang trỗi dậy. "Tôi không thể thấy NATO mở rộng thêm nữa trong tương lai gần. Các nước châu Âu rất thận trọng về phản ứng của Nga. "

Kể từ năm 2014, NATO cho biết "sự sẵn sàng" đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của họ, điều này đã dẫn đến việc tăng cường an ninh cho khoảng 4.000 quân bổ sung ở sườn phía đông của họ. Gustav Gressel, Cố vấn Chính sách Cấp cao tại Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại, cho biết các biện pháp này nhằm trấn an chứ không phải răn đe. Các thành viên NATO đã nhất trí từ chối công nhận việc sáp nhập Crimea và tất cả đều duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế bất chấp những chỉ trích thường xuyên về các biện pháp của Áo, Ý, Hungary và các nước thành viên khác. Gressel nói: "Nhưng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt không phản ánh một chiến lược thống nhất trong việc đối phó với Nga.

NATO đã không thực sự vượt qua thách thức của Nga".  Rasmussen nói: "Chúng tôi vẫn chưa làm đủ. Chỉ một số quốc gia NATO dám hỗ trợ quân sự cho các lực lượng vũ trang Ukraine. Những nước có, bao gồm Mỹ, Canada, Ba Lan, Slovakia, Baltics và Vương quốc Anh đã làm như vậy trên cơ sở tự nguyện chứ không phải là một phần của sáng kiến NATO. Hungary đã ngăn chặn các mối quan hệ thể chế lớn hơn giữa NATO và Ukraine.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Rasmussen nói rằng ông đã rất ngạc nhiên về cách một số quốc gia châu Âu lớn hơn, bao gồm cả Đức và Pháp "rất cẩn thận để không thừa nhận những gì đang xảy ra". Vì NATO chỉ có thể hành động với sự đồng thuận từ tất cả các thành viên, nên liên minh cuối cùng đã không thể hành động.

Rasmussen tin rằng sự do dự của Đức có liên quan đến "sự biết ơn lịch sử" đối với việc Nga chấp nhận thống nhất vào năm 1990, trong khi Pháp cho rằng "lợi ích của Nga nên được tôn trọng vì nước này là một quốc gia lớn".

Ở Vương quốc Anh, ông cho rằng có một "thái độ thực tế" hơn về tham vọng địa chính trị của Điện Kremlin. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử của NATO, một tổng thống Mỹ đã đặt câu hỏi về tính hợp lệ của liên minh an ninh. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt câu hỏi về cam kết của Washington với NATO, gọi nó là "lỗi thời" và cho rằng liên minh này là một món hời tồi đối với Mỹ.

Rasmussen và Garcevic tin tưởng NATO sẽ tiếp tục tồn tại vì "nhiệm vụ bảo vệ dân chủ và nhân quyền là vĩnh cửu". Họ nói rằng an ninh tập thể chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Nhưng sự tồn tại của liên minh cũng có lẽ chưa bao giờ bị đe dọa nhiều hơn bởi sự thiếu đoàn kết giữa các nhà lãnh đạo khối. Khả năng bảo vệ các thành viên của NATO cũng giống như sức mạnh chính trị - gửi tín hiệu phù hợp - cũng như khả năng quân sự phù hợp.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định: "Đúng là đôi khi có những bất đồng song phương, bất đồng giữa các đồng minh với nhau, nhưng NATO vẫn có thể đoàn kết xung quanh nhiệm vụ cốt lõi của mình, tiếp tục làm việc cùng nhau, củng cố liên minh trong một thế giới ngày càng cạnh tranh hơn.

Và những thách thức mà chúng ta thấy ở Châu Á-Thái Bình Dương, sự trỗi dậy của Trung Quốc, chỉ khiến cho việc châu Âu và Bắc Mỹ sát cánh cùng nhau trong NATO càng trở nên quan trọng. Và hơn cả Trung Quốc, lý do tồn tại mới của NATO là Nga.

Các bộ trưởng trong khối đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố ủng hộ việc răn đe, và các hành động cần thiết ở vùng Biển Đen và vùng Baltic, cũng như thông qua một kế hoạch tổng thể mới về phòng thủ. Lập trường đối với Matxcơva được gọi là "cách tiếp cận kép" và cũng dựa trên đối thoại. Thế nhưng, đối thoại với Nga đã trở nên rất phức tạp kể từ khi NATO trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc hoạt động gián điệp, kéo theo quyết định của Matxcơva đóng cửa cơ quan ngoại giao Nga bên cạnh NATO để trả đũa".

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem