Người đàn ông gần 20 năm lặng lẽ "canh gác" cửa ô cuối cùng của Thủ đô

Thứ tư, ngày 06/10/2021 09:14 AM (GMT+7)
Ô Quan Chưởng là cửa ô cuối cùng của kinh thành Thăng Long xưa, trong những giai đoạn kháng chiến chống quân xâm lược, cửa ô được bố trí binh lính canh gác, bảo đảm sự an toàn cho người dân trong thành. Ngày nay, vẫn có một “người lính” làm công việc đó.
Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 1.

Ô Quan Chưởng (hay còn gọi là ô Đông Hà, ô Thanh Hà, ô Cửa Đông, tên chữ là Đông Hà môn (tức cửa phường Đông Hà), là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 3.

Ông Tạ Văn Nhân (74 tuổi, trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm), gần 20 năm qua, từ 6h sáng đến 6h tối vẫn lom khom qua những vòm cửa nhỏ trong bộ quần áo bộ đội đã sờn vai vì năm tháng để đến cửa ô trông coi, quét dọn.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 4.

“Nhà tôi ngay gần đây nên hàng ngày đều ra trông coi quét dọn hoa, lá rụng xuống. Nhiều khách du lịch đi qua, rồi gánh hàng rong, tôi phải nhắc nhở thường xuyên các hộ kinh doanh gần đó để đảm bảo không làm bẩn cũng như gây tổn hại cho cửa ô này”, ông Nhân chia sẻ.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 5.

Đếp dịp ngày rằm, mùng 1 mỗi tháng, ông đều chuẩn bị hương khói cúng bái. "Đó như một sự biết ơn và thể hiện lòng thành kính với vị anh hùng đã hy sinh vì nước nhà", ông nói thêm.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 6.

Dưới chân cửa ô có một lối nhỏ để lên tầng 2, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, ông Nhân mở cửa cho một số du khách muốn tham quan, tìm hiểu.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 8.

Tuy không ngại vất vả, nhưng khi nghĩ lại thời gian làm công việc này đã có lúc ông muốn dừng lại, vì một số người bị ông nhắc nhở tỏ ra không hài lòng, lên giọng quát tháo và xúc phạm ông vì cho rằng ông không có quyền ở khu vực này.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 9.

Ông Nhân còn cho biết, nhiều xe tải quá khổ vẫn cố tình đi vào cửa ô dù không được phép, việc này đã làm hư hại đến cổng một cách nghiêm trọng.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 10.

“Tôi nghĩ mình đã quá tuổi để hàng ngày phải đi đôi co với những người thiếu ý thức. Tôi gắn bó với công việc này chỉ vì cái tâm", ông Nhân tâm sự.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 11.

Ông nhận việc từ năm 2000, với mức lương lúc đấy chỉ vỏn vẹn vài trăm nghìn, giờ đây số tiền ông nhận được đã khá hơn với 1,8 triệu đồng/tháng.

Người đàn ông 20 năm lặng lẽ làm “kẻ bao đồng tận tụy” "canh gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - Ảnh 12.

Bao nhiêu năm nay, ông Nhân coi Ô Quan Chưởng như ngôi nhà thứ 2 của mình, thấy người ta phá hoại, lấn chiếm thì bất bình lên tiếng. Khu cửa ô cuối cùng của Hà Nội có lẽ vì thế mà vẫn giữ được vẹn nguyên sự thành kính và thiêng liêng của một nơi ghi dấu ấn hào hùng dân tộc.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem