Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%; nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%.
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng đầu năm thâm hụt 2,7 tỷ USD. Điều đáng nói, chỉ tính riêng trong tháng 7, Việt Nam đã nhập siêu tới 1,7 tỷ USD.
Như vậy, sau nhiều năm duy trì xuất siêu, cán cân thương mại đã đột ngột đổi chiều sang nhập siêu, trong 3 tháng liên tiếp. Nguyên nhân được cho là do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng, khiến cho ngành xuất khẩu bị thiệt hại.
Trước bối cảnh trên trao đổi với Dân Việt, các chuyên gia, nhà quản lý bày tỏ quan điểm về bức tranh xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2021:
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn do phải phong tỏa, giãn cách. Tôi cho rằng với kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm như vậy là nỗ lực rất lớn, đáng ghi nhận.
Về hoạt động xuất khẩu 6 tháng cuối năm tôi cho rằng sẽ còn rất nhiều thách thức. Trong đó, thách thức cơ bản là Việt Nam phải kiểm soát được dịch bệnh. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh thì sản xuất trong nước cũng khó khăn mà xuất khẩu đi nước ngoài cũng khó khăn.
Hiện tại, ngay như thị trường Trung Quốc cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng hóa do các tác động của dịch bệnh. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Do đó, tôi cho rằng, bên cạnh những nỗ lực trong hoạt động kinh tế thì vấn đề cơ bản là phải kiểm soát được dịch bệnh. Sau đó, chúng ta mới có thể nghĩ tới những nỗ lực tiếp theo.
Có thể thấy, việc Việt Nam đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế là chủ trương rất đúng đắn. Cụ thể, với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã cải thiện rất nhiều.
Tình trạng ùn ứ tại cảng Cát Lái do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn những ngày qua.
Tuy nhiên, trong thời gian những tháng cuối năm 2021, để có thể tận dụng tốt hơn nữa những lợi ích mà Hiệp định đem lại, chúng ta cần đẩy mạnh kinh tế số, thương mại điện tử.
Chúng ta có thể kết nối với chuỗi giá trị của các thị trường nhập khẩu, có được thông tin về nhu cầu của các nước. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của nước nhập khẩu.
Về thị trường EU, chúng ta vẫn còn thời gian và cần những nỗ lực cao hơn nữa. Thời gian qua, chúng ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh. Tôi cho rằng trong thời gian tới có thể đẩy mạnh về các ngành hàng như thủy sản, dệt may.
Trong thời gian qua, những khó khăn trong lĩnh vực logistics gây ra nhiều hệ lụy. Tình trạng cước vận tải gia tăng, thiếu container hay ùn ứ tại cảng Cát Lái khiến hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Trong thời gian tới đây, Bộ Giao thông vận tải cần tăng cường làm việc với các bến cảng như Cát Lái để giải quyết tình trạng nói trên. Đây là một trong những khâu trung tâm rất quan trọng và chúng ta phải giải quyết một cách cụ thể, hiệu quả.
Mỹ và EU là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đã bước đầu khống chế được dịch, là điều kiện để nền kinh tế phục hồi trở lại. Một thị trường lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc cũng đang có đà phục hồi tích cực. Đó là những yếu tố từ bên ngoài - dư địa cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.
Gần đây những tập đoàn lớn về sản xuất điện thoại thông minh như Apple, Samsung cũng đều dự báo triển vọng tiêu thụ điện thoại thông minh trong 6 tháng cuối năm sẽ ở mức rất tích cực.
Nói như vậy để thấy nhu cầu, sự phục hồi của nền kinh tế ở các nước là đã có. Bên cạnh đó, những mặt hàng xuất khẩu liên quan đến điện, điện tử của Việt Nam có thể cũng là những điều kiện để phục hồi tích cực – đấy cũng là dư địa để chúng ta hướng tới
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là điểm tựa quan trọng cho mục tiêu xuất khẩu những tháng cuối năm 2021.
Về việc Việt Nam đã quay lại nhập siêu trong 6 tháng đầu năm - sau khi đã liên tục xuất siêu 4 tháng và cả 5 năm trước đó không đáng ngại. Nhìn vào cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng qua cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là hàng tư liệu sản xuất phục vụ cho xuất khẩu (ước tính tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 33%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu tăng 40,2% và nhóm hàng tiêu dùng tăng 28%). Yếu tố đưa Việt Nam đến nhập siêu có vấn đề của nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm lên tới 7,7 tỷ USD.
Ví dụ, tranh thủ những mô hình kinh doanh mới liên quan đến hoạt động du lịch trong bối cảnh Covid-19 hay phát triển hạ tầng để đảm bảo cho các hoạt động lưu thông của hàng hóa, giao thông vận tải, logistics… có điều kiện được phục hồi – đó cũng là những điều kiện để khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn. Đấy cũng được coi là dư địa để đóng góp vào tăng trưởng 6 tháng cuối năm
Năm 2021, tiến độ xuất khẩu đã có những khó khăn nhất định khi dịch Covid-19 bắt đầu tiến vào các khu công nghiệp từ thời điểm cuối quý II.
Trong tháng 6/2021, khi hoạt động của một số nhà máy tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang,… đã phải gián đoạn để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, xuất khẩu một số mặt hàng chịu ảnh hưởng là máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện.
Đến tháng 7, khi dịch được kiểm soát tại Bắc Giang, xuất khẩu tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh khi dịch Covid-19 lan rộng ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, vốn là khu vực chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất, xuất khẩu của cả nước. Do vậy, những mặt hàng có xuất khẩu giảm trong tháng 7 có: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Giày dép; Gỗ và sản phẩm gỗ.
Thực tế cán cân thương mại cũng phản ánh đúng thực tế này khi thâm hụt thương mại đến nay chủ yếu từ kết quả thâm hụt thương mại trong tháng 6 và tháng.
Tuy nhiên, cán cân thương mại đổi chiều tại thời điểm này không đáng lo ngại, bởi nhập siêu chủ yếu là do doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, năm 2021, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng như triển vọng tăng trưởng từ tận dụng ưu đãi mở cửa thị trường từ Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu; Hiệp định FTA Việt Nam - Vương quốc Anh; mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng tăng như giá dầu, giá sắt thép, giá gạo, cao su,… giúp xuất khẩu duy trì kim ngạch tăng trưởng tốt.
Đồng thời, cầu hàng hóa trên thị trường thế giới hồi phục, đặc biệt là một số nền kinh tế lớn sẽ triển khai gói kích cầu tiêu dùng, sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng có thế mạnh.
Mục tiêu xuất khẩu năm 2021 sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19.
Do vậy, khi cơ bản kiểm soát được khó khăn ngắn hạn cho xuất khẩu tại Bắc Ninh, Bắc Giang, xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm với tín hiệu tích cực từ các thị trường xuất khẩu. Khi đó, tăng trưởng xuất khẩu có thể bù lại phần nhập khẩu tăng do giá hàng hóa và giá cước vận tải biển tăng cao.
Ở thời điểm hiện nay, so với cùng kỳ các năm là giai đoạn sản xuất quan trọng để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ các đơn hàng cuối năm tại thị trường Mỹ, EU, dịch bệnh chưa được khắc phục cũng là vấn đề hết sức khó khăn đối với khả năng đáp ứng đơn hàng của đối tác.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Phát triển xuất nhập khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
Trong đó, Bộ đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn trước mắt. Tuy vậy, trong ngắn hạn thì tiến độ xuất khẩu phụ thuộc vào diễn biến phòng chống dịch và khôi phục lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam.
Chúng tôi hy vọng và tin tưởng với những biện pháp nhanh chóng, quyết liệt của Chính phủ, sự chung sức chung lòng của toàn dân, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát; khi đó, sản xuất, xuất khẩu được phục hồi mạnh mẽ sẽ dần cân bằng lại cán cân thương mại thâm hụt hiện nay.
Bài và thiết kế: Thanh Phong
Nguồn ảnh: Dân trí, Lao Động, TTXVN, VGP,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.