Những hình ảnh khó tin về cực quang, nhiều người than ôi vì... quá đẹp

Cực quang được xem là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp, thu hút sự khám phá của con người trong nhiều thiên niên kỷ. Hình ảnh cực quang trên bầu trời Tromso, Na Uy vào tháng 2. Ảnh: Reuters.

Hiện tượng cực quang thực chất là sự va chạm giữa các hạt tích điện từ Mặt Trời đi vào bầu khí quyển của Trái Đất. Ánh sáng được nhìn thấy phía trên các cực từ của bán cầu bắc và nam. Chúng được gọi là "aurora borealis" ở phía bắc và "aurora australis" ở phía nam. Ảnh: Reuters.

Cực quang xuất hiện với nhiều màu. Xanh lục nhạt và hồng là 2 màu phổ biến nhất. Các sắc thái đỏ, vàng, lục, lam và tím cũng được nhìn thấy. Hình ảnh cực quang trên bầu trời ở Husavik, Iceland ngày 13/2. Ảnh: Reuters.

Ánh sáng xuất hiện ở nhiều dạng, từ các mảng hoặc các đám mây ánh sáng rải rác cho đến các luồng sáng, vòng cung, màn gợn sóng hoặc các tia sáng chiếu sáng bầu trời. Ảnh: Reuters.

Ánh sáng của cực quang thường kéo dài từ 80 km đến 640 km trên bề mặt Trái Đất. Ảnh: Reuters.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động của cực quang diễn ra theo chu kỳ, đạt cực đại khoảng 11 năm một lần. Những vùng có vĩ độ cao ở 2 cực Trái Đất là địa điểm thích hợp để quan sát. Hình ảnh cực quang ở Kilpisjarvi, Phần Lan ngày 18/2. Ảnh: Reuters.

Tháng 11 đến tháng 2 là mùa cao điểm để săn cực quang, vì tần suất màn đêm kéo dài nhất với bầu trời đêm quang đãng. Ảnh: Reuters.

Cực quang trên bầu trời ở Ivalo of Lapland, Phần Lan ngày. Ảnh: Reuters.