Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 1.

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 2.

Hát Dô có tới hơn 20 làn điệu, gồm có hát nói, hát ngâm, hát và xô, trong đó hát và xô là hình thức diễn xướng chủ yếu. Nội dung các bài hát phản ánh nhận thức thiên nhiên của người dân lao động, thể hiện ước mơ của họ về một cuộc sống bình yên no ấm, nhân khang vật thịnh. Sau lễ hội hát Dô lần cuối năm 1926, do ảnh hưởng của chiến tranh và sự giao thoa các nền văn hóa, Hát Dô đã không được tổ chức lại. Thậm chí, nhiều thế hệ còn truyền nhau tục kiêng hèm: sau khi mở hội hát Dô xong, phải cất tráp đựng sách thánh và cả khăn, váy áo, quạt, túi đeo tay đựng trầu và không nhắc đến việc hát nữa. 

Việc lựa chọn người cũng yêu cầu rất khắt khe: "Con hát tuổi hạn hai mươi/ Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò/ Bao giờ đến hội hát Dô/ Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng". Thực tế này khiến Hát Dô gặp nhiều khó khăn, đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền.

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 3.

Với khao khát hồi sinh loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của quê hương, vào năm 2000, Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Lan (lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Liệp Tuyết) đã cất công đi sưu tầm, khảo sát, học hỏi các nghệ nhân còn nắm giữ bí quyết thực hành hát Dô. Cùng lúc đó, bà còn đi vận động thanh thiếu niên tham gia học hát và thành lập câu lạc bộ Hát dô xã Liệp Tuyết. Tính đến thời điểm hiện tại, câu lạc bộ hát dô của xã đang ngày càng phát triển và thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

Hồi sinh làn điệu hát Dô

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 5.

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 6.

Nhờ sự nỗ lực và tâm huyết của nghệ nhân Nguyễn Thị Lan, những lớp "nàng hát" trẻ của xã Liệp Tuyết ngày càng nâng cao ý thức giữ gìn làn điệu dân ca truyền thống. Thành viên của Câu lạc bộ hát Dô đa phần là những bạn thanh thiếu niên có độ tuổi từ 9-17 tuổi. Với độ tuổi còn rất trẻ, nhưng các bạn luôn sẵn sàng cống hiến thời gian, công sức luyện tập để đem đến cho khán giả những buổi biểu diễn hoàn hảo. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian để các em có cơ hội đi diễn trong các chương trình lớn nhỏ tại nhiều nơi.

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 7.

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 8.

Theo chia sẻ của em Trần Hồng Nhung, thành viên CLB hát Dô xã Liệp Tuyết, so với những loại hình dân ca khác như quan họ, ca trù,... những nghệ nhân tham gia biểu diễn hát Dô thường còn rất trẻ, nên mỗi lần các em xuất hiện trước sân khấu đều gây tò mò, thích thú cho khán giả. Chính nhờ sự cổ vũ, động viên của khán giả mà các em có thêm động lực trau dồi, luyện tập để làn điệu hát Dô ngày càng được đông đảo mọi người biết đến.

Nỗ lực vượt qua bờ vực “thất truyền”, hát Dô gặt hái “quả ngọt”  - Ảnh 9.

Hát Dô đã trở thành một trong những minh chứng sống động về khả năng phục hồi của văn hoá dân gian xưa. Với tình yêu và niềm tự hào về bản sắc quê hương, những người dân địa phương đã vượt qua muôn vàn khó khăn, hồi sinh làn điệu Hát Dô. Không chỉ là tài sản vô giá của nhân dân, Hát Dô còn biểu trưng cho những giá trị lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc . Hành trình hồi sinh làn điệu Hát Dô đã đóng góp những bài học quý về việc phục hồi hàng loạt loại hình văn hoá dân gian khác, bồi đắp và tạo động lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam.

Thực hiện: Thuỳ Trang - Hạ Vũ - Duy Quân - Ngô Khánh 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem