Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Covid 19 cho chúng ta thấy rằng việc con người thiếu quan tâm đến yếu tố đa dạng sinh học trong tự nhiên, trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến hậu quả về dịch bệnh, tăng các rủi do do biến đổi khí hậu và thị trường trong sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống nông nghiệp thích ứng tốt nhất với các thách thức trong tương lai là hệ thống dựa trên nông nghiệp sinh thái.
- Đến nay con người đã nhận ra thực tế là: hệ sinh thái chi phối sự phát triển kinh tế và sức khỏe (con người/vật nuôi/cây trồng).
- Ngược lại, kinh tế phát triển không đảm bảo sự bền vững cho hệ sinh thái (Altieri, 2021). Biến đổi khí hậu và công nghệ cao có thể giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, Tuy nhiên sẽ dẫn đến chất lượng nông sản giảm và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người/vật nuôi.
THẾ GIỚI
Mỗi một đô la chúng ta chi trả cho thực phẩm, xã hội phải chi trả hai đô la cho sức khỏe và các chi phí về môi trường, suy giảm hiệu quả kinh tế (Ellen Mac Arthur Foundation, 2019)
TRUNG QUỐC
- 40% đất nông nghiệp ở Trung Quốc đã suy thoái do sử dụng quá mức.
- Chi phí tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trở lên đắt đỏ hơn: Mức đầu tư tăng 3 lần để có được mức tăng trưởng so với đầu những năm 2000.
VIỆT NAM
- Trong giai đoạn 2005-2016, nông nghiệp tăng trưởng 36,8%, phân bón hóa học nhập khẩu tăng 43%, thuốc bảo vệ hực vật và vật liệu sản xuất thuốc tăng 337% .
- Tăng trưởng cũng trở lên đắt đỏ hơn (chẳng hạn, người dân cà phê phải đầu tư 2-3 lần nhiều hơn NPK so với khuyến cáo để đạt được năng suất kỳ vọng).
TẠI SAO DỊCH BỆNH TIẾP TỤC TĂNG?
- Các rối loạn của hệ sinh thái tự nhiên: Phá rừng, độc canh tăng sử dụng hóa chất…
- Suy giảm đa dạng sinh học: Suy thoái tài nguyên/suy giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản.
RỦI DO CỘNG DỒN - CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM - AN TOÀN SỨC KHỎE
Rủi do cộng dồn: Dịch bệnh + Nông nghiệp đơn canh + Tăng suy thoái tài nguyên do sử dụng hóa chấ, dẫn đến biến đổi khí hậu, rủi do thị trường.
Nông nghiệp đơn canh + tăng suy thoái tài nguyên d sử do sử dụng hóa chất, dẫn đến biến đổi khí hậu rủi do thị trường.
- Suy giảm hiệu quả sản xuất
- Suy giảm khả năng đàn hồi
- Suy giảm an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, đa dạng sinh học trong nông nghiệp...
Giảm năng lực miễn: Giảm chất lượng môi trường trợ giúp cho sự sống..
Cùng lấy ví dụ: Trong các trường hợp cụ thể, tăng CO2 hoặc áp dụng công nghệ sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, nhưng chất lượng nông sản sẽ suy giảm (cf. Irakli, 2014).
Lựa chọn cho tương lai: Thích ứng và giảm nhẹ thông qua áp dụng và phát triển nông nghiệp sinh thái.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đập vỡ quả trứng trên mặt bàn và rời đi?
- Vi sinh vật
- Côn trùng / động vật
Nông nghiệp sinh thái là hệ thống phụ thuộc (và tự thúc đẩy) các tiến trình tự nhiên để tăng cường khả năng tự bền vững.
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI: CÁC THUỘC TÍNH
- Sức sản xuất qua đánh giá qua năng suất hoặc thu nhập.
- Tính bền vững qua khả năng thích ứng của hệ thống trong điều kiện môi trường thay đổi.
- Tính ổn định qua khả năng duy trì năng suất của hệ thống trong điều kiện những thay đổi (ngắn hạn) của môi trường.
- Tính công bằng qua chia sẻ lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng.
TÍNH BỀN VỮNG ĐƯỢC CẢI THIỆN THẾ NÀO TRONG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI?
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VẬN HÀNH THẾ NÀO?
- Chất lượng dịch vụ sinh thái đảm bảo hoạt động chức năng của hệ thống sản xuất nông nghiệp, thậm trí không cần đầu vào hóa học (A).
- Những năm đầu dùng hóa chất, NS cây trồng tăng mạnh (B). Khi chất lượng dịch vụ sinh thái suy giảm => tăng nhu cầu đầu tư hóa chất => giảm thu nhập (và dịch vụ sinh thái tiếp tục suy giảm) (C)
- Nông nghiệp sinh thái có hiệu quả không: Có
- Nông nghiệp sinh thái có trái ngược với mong muốn phát triển nông nghiệp hàng hóa không: Không.
- Do các dòng di chuyển không ranh giới của các chất ô nhiễm và sâu bệnh, qui mô thực hành nông nghiệp sinh thái càng lớn => hiệu quả càng cao (kinh tế, xã hội, môi trường)
KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU KHI ÁP DỤNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
- Chúng ta hiểu Học thuyết Multhus áp dụng trong kiểm soát sinh học thế nào?
- Có thể duy trì sản xuất nông nghiệp nếu không dùng thuốc bảo vệ thực vật?
TRÁI NGƯỢC: NÔNG NGHIỆP THÂM CANH HIỆN NAY SẼ THẤT BẠI
Hình thức sản xuất nông nghiệp này đã tồn tại hàng trăm năm….
- Lợi ích? <==> - Hậu quả?
NÔNG NGHIỆP THÂM CANH HIỆN NAY: TRÁI NGƯỢC VƠI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ
Hiệu quả từ mô hình Thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm tại Bình Định. Ẩnh: binhdinh.gov.vn
- Đối mặt với rủi do cộng hưởng ngày càng tăng (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thị trường...), chúng ta cần chiến lược phát triển: Thích ứng và Giảm nhẹ
- Nông nghiệp sinh thái: Đáp ứng cả 2 chiến lược này.
Nông nghiệp thâm canh
- Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu chế biến, năng lượng...
- Sức sản xuất.
- Định hướng thị trường.
- Phụ thuộc công nghệ.
- Việc làm và sinh kế cho người dân.
- Nhận dạng vùng và đặc điểm văn hóa của người dân.
Nông nghiệp sinh thái
- Duy trì chất lượng sinh trưởng (duy trì hoặc thực hiện chức năng vùng đệm cho tất cả các hoạt động kinh tế, hoạt động sống).
- Hiệu quả sản xuất & khả năng đàn hồi của hệ thống
- Cải thiện thứ bậc thị trường
- Tuần hoàn / hợp tác / mạng lưới... và phúc lợi (an toàn thực phẩm, an toàn môi trường...)
- Sáng tạo và tính tự chủ cho người dân
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI: MỀM DẺO VỀ QUI MÔ VÀ BẢN CHẤT
- Qui mô: thửa ruộng, hộ gia đình, HTX, Liên HTX, tỉnh, quốc gia…
- Bản chất:
+ Tuần hoàn cao: Aquaponics; lúa – cá - vịt..
+ Tuần hoàn 1 phần (lúa luân canh cá theo vụ, cây AQ với ong, kiến, rau xen/luân canh đậu...)
- Nông nghiệp sinh thái qui mô quốc gia lấy ví dụ từ Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.