Nuôi dày đặc cá sặc rằn trong ao vườn, nông dân một nơi ở Trà Vinh bắt toàn con bự, bán đắt tiền
Loại cá đặc sản này nuôi dày đặc trong ao vườn, nông dân một nơi ở Trà Vinh bắt lên toàn con bự
Minh Hùng (TTVHTT-TT/Cổng TTĐTT huyện Càng Long)
Thứ tư, ngày 31/01/2024 05:37 AM (GMT+7)
Sau hơn 6 tháng thả nuôi cá sặc rằn trong ao vườn tại 2 xã Đức Mỹ và xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh), với cỡ cá sặc rằn giống ban đầu 300 - 400 con/kg, cho ăn bằng thức ăn viên kết hợp thức ăn tự chế biến, cá sặc rằn thương phẩm đạt cỡ trung bình 100g/con, tỷ lệ sống khoảng 90%.
Hội thủy sản và làm vườn tỉnh Trà Vinh kết hợp UBND xã Đức Mỹ và xã Nhị Long Phú tổ (huyện Càng Long) chức buổi lễ tổng kết mô hình nuôi cá sặc rằn.
Đến dự có ông Nguyễn Hùng Mận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội thủy sản và làm vườn tỉnh Trà Vinh; đại diện lãnh đạo xã Đức Mỹ và Nhị Long Phú.
Đại biểu tham quan mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Tại buổi tổng kết mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ 50 % phần còn lại do người dân tham gia mô hình đóng góp, bà con được nghe Hội thủy sản và làm vườn tỉnh Trà Vinh báo cáo kết quả thực hiện mô hình nuôi cá của anh Nguyễn Thành Út, ấp Long Sơn, xã Đức Mỹ là chủ hộ thực hiện.
Mô hình nuôi cá sặc rằn bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2023 với tổng kinh phí 44.548.100 đồng trong đó Nhà nước hỗ trợ 50%.
Với qui mô thả nuôi 9.000 con cá sặc rằn giống, mật độ thả nuôi 30 con/m2.
Sau hơn 6 tháng thả nuôi, với cỡ cá sặc rằn giống ban đầu 300 - 400 con/kg, cho ăn bằng thức ăn viên kết hợp với thức ăn tự chế biến, cá sặc rằn thương phẩm đạt cỡ trung bình 100g/con và tỷ lệ sống khoảng 90%.
Với diện tích 400 m2 mặt nước, sản lượng cá sặc rằn ước đạt 1.145 kg cá thương phẩm và chủ hộ nuôi thu lãi từ 10 đến 15 triệu đồng.
Ngoài ra, các đại biểu còn được chia sẻ thông tin về đầu ra sản phẩm cũng như kinh nghiệm trị bệnh cho cá rất tốt từ chủ hộ.
Đại diện lãnhđạoxã Nhị Long Phú và Đức Mỹ cho biết: Nuôi cá sặc rằn là mô hình nuôi thủy sản thực hiện có hiệu quả rất phù hợp với điều kiện của địa phương và người dân nơi đây.
Kiểm tra thực tế cá sặc rằn thương phẩm tại ao nuôi cá sặc rằn của hộ dân xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Hiện xã còn nhiều diện tích mặt nước mương vườn với những thuận lợi: có đê bao trữ nước ngọt quanh năm và có cống điều tiết mực nước theo yêu cầu nên rất phù hợp phát triển nuôi thủy sản nước ngọt.
Vì vậy địa phương đề xuất tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá sặc rằn trên, đồng thời triển khai thêm nhiều mô hình kết hợp có hiệu quả khác như: cá rô phi nuôi ếch…trong thời gian tới nhằm khai thác triệt để tiềm năng của địa phương góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.
Nói về hiệu quả mô hình nuôi cá sặc rằn đã triển khai ông Nguyễn Hùng Mận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội thủy sản và làm vườn tỉnh Trà Vinh có nhận xét: Với nhiều ưu điểm mang lại nên mô hình nuôi cá sặc rằn được người dân trên địa bàn huyện Càng Long thực hiện trong thời gian qua.
Nuôi cá sặc rằn là mô hình được Hội thủy sản và làm vườn tỉnh Trà Vinh hỗ trợ kỹ thuật và vật tư (50% con giống và 50% thức ăn).
Mô hình được thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý, không sử dụng thuốc và hóa chất cấm, ít tác động đến môi trường.
Cá sặc rằn có thể nuôi với nhiều loại hình như nuôi trong ao, mương vườn dừa hay trong ruộng lúa, thích nghi với môi trường nước ngọt, lợ.
Ngoài ra, có thể nuôi xen cá sặc rằn với các loại cá khác như thát lát cườm, mè trắng, cá rô... Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá sặc rằn trên địa bàn 2 xã cần sớm triển khai nhân rộng ra toàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.