Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khởi nghiệp từ năm 29 tuổi với số vốn ban đầu là 300 triệu đồng, trong đó số tiền đi vay là 200 triệu đồng Công ty Cổ phần Đầu tư U&I (UNIX - là tên viết tắt của cụm từ “Bạn và Tôi” trong tiếng Anh) được thành lập bởi ông Mai Hữu Tín và bà Đoàn Ngọc Tố Quyên, những doanh nhân người Bình Dương với niềm tin khi cùng làm việc với nhau người Việt Nam cũng có thể làm kinh doanh và làm giỏi được.
Được thành lập từ năm 1998, với kinh nghiệm của người sáng lập U&I nhanh chóng thu hút được một lượng khách hàng ổn định để tồn tại và tạo điều tiền đề cho sự phát triển vững mạnh. Sau hơn 20 năm, U&I đã trở thành tập đoàn đa ngành với hơn 30 công ty thành viên và liên doanh hoạt động trong các 8 lĩnh vực chính như Bất động sản, Xây dựng, Giao nhận vận tải, Dịch vụ tài chính, Bán lẻ, Nông nghiệp, Dịch vụ và Sản xuất.
Dù vậy, ông Mai Hữu Tín bắt đầu được biết đến từ thương vụ bồn nước Toàn Mỹ năm 2007. Với kinh nghiệm, khả năng quản lý ông đã đưa Toàn Mỹ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường bồn nước tại miền Nam. Đến năm 2017, ông Tín đã bán lại Toàn Mỹ cho Tập đoàn Sơn Hà.
Giấy Sài Gòn năm 2013 cũng là một thương vụ đóng đinh tên tuổi ông Mai Hữu Tín. Sau giai đoạn tăng trưởng, tới năm 2007, Giấy Sài Gòn bước vào thời kỳ khó khăn khi kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư rút vốn, đối tác Nhật là Daio Paper cũng thoái lui.
Năm 2013, ông Tín đã mua lại toàn bộ cổ phần và nợ của Daio Paper với tỷ lệ sở hữu là 42,3%, tương đương 416 tỷ đồng mệnh giá. Giấy Sài Gòn trên nền tảng công nghệ, định hướng chiến lược đầu tư lại tiếp tục đi vào hoạt động bình thường khi được bơm đủ vốn. Doanh thu năm 2015 của Giấy Sài Gòn đạt 300 tỷ đồng và dự kiến trong năm 2019 sẽ vượt mốc 5.000 tỷ đồng.
Năm 2018, Tập đoàn đa ngành của Nhật Bản – Sojitz đã mua 90% cổ phần của Giấy Sài Gòn với 91,2 triệu USD, định giá của doanh nghiệp này vào khoảng 101,3 triệu USD, tương đương 2.320 tỷ đồng.
Thương vụ Gỗ Trường Thành của ông Tín với việc gây dựng một thương hiệu mới nhận được sự chú ý của rất nhiều người.
Tháng 5/2016, Tân Liên Phát đã chi 1.800 tỷ để nắm giữ 49,9% vốn của Gỗ Trường Thành. Tuy nhiên, từ tháng 11/2016 – 4/2017, Tân Liên Phát đã lần lượt bán số cổ phiếu do mình năm giữ và giảm lượng sở hữu xuống còn dưới 5%.
Cùng thời điểm, CTCP Đầu tư U&I của ông Mai Hữu Tín cũng đã gom cổ phiếu và bà Tuyết Hằng nhanh chóng thôi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, ông Tín đứng ra giữ chức Tổng Giám đốc công ty, ông Hồ Anh Dũng giữu chức Chủ tịch HĐQT.
Cuối năm 2017, CTCP SAM Holdings cũng tham gia vào việc tái cấu trúc của Gỗ Trường Thành, doanh nghiệp này đã chi 147 tỷ đồng mua vào 20,8 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 sau U&I. Tuy nhiêm, tới tháng 4/2018, SAM Holdings cũng đã vội rút lui.
Nhóm Đồng Tâm Group cũng tham gia vào ban quản trị. Thông qua việc hoán đổi cổ phần Sứ Thiên Thanh, Đồng Tâm sử hữu ít nhất hơn 17% vốn của Gỗ Trường Thành.
Vào tháng 5/2019, Gỗ Trường Thành đã thâu tóm Công ty Sứ Thiên Thanh (thành viên của Đồng Tâm Group). Sau sáp nhập Gỗ Trường Thành và Sứ Thiên Thanh sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con (Sứ Thiên Thanh là công ty con do TTF sở hữu 100% vốn).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của Gỗ Trường Thành, Công ty lỗ 33 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lỗ 764 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017 chỉ lỗ hơn 80 tỷ đồng.
Ông Tín tiếp nhận Gỗ Trường Thành khi còn rất nhiều vấn đề lớn và được ví như “cơ thể đa bệnh tật”. Các vấn đề tồn đọng về nợ xấu với ngân hàng và các nhà cung cấp; tồn kho không chính xác và khó sử dụng; mất người giỏi; đầu tư phân tán và không hiệu quả; thiếu khách hàng tốt; quản trị kém…
Ông Tín chia sẻ tại Đại hội cổ đông 2019 của Gỗ Trường Thành, “Cảm giác đầu tiên của tôi khi đến tiếp quản Gỗ Trường Thành là rất sốc. Nó thật sự khủng khiếp và tôi không biết ở Việt Nam có còn doanh nghiệp nào có thể làm giả và giấu sổ sách công phu được như vậy không?”
Ông đặt ra mục tiêu cùng các cộng sự của mình trong năm 2019 là xóa sạch mọi vết bẩn tại Gỗ Trường Thành. Ông cũng phải mất hơn 1 năm suy nghĩ và tranh luận để đặt một cái tên mới trong khi không phải đổi mã cổ phiếu TTF. Cuối cùng, cái tên Total Furniture được lựa chọn với định hướng phải là Công ty nội thất hàng đầu Đông Nam Á.
Ngày 6/8, chia sẻ tại với chủ đề Diễn đàn M&A 2019 “Thay đổi để bức phá”, ông Tín cũng phải nói rằng mình rất đau khi mua Gỗ Trường Thành chính là phải “giết chết” thương hiệu đó, bởi không thể giữ thương hiệu mà người sáng lập đã gây rất nhiều lỗi với cổ đông.
Ông Tín luôn đánh giá cao những doanh nghiệp có thương hiệu, ông biết xây dựng một thương hiệu khó khăn như thế nào. Mặc dù gặp khó khăn nhưng nếu doanh nghiệp có thương hiệu tốt, ông sẵn sàng mạnh dạn đầu tư lớn. Ông cũng cho biết, “Chúng tôi chọn Sứ Thiên Thanh sáp nhập vào Gỗ Trường Thành, vì chúng tôi yêu thích thương hiệu có từ 1950 - ít có thương hiệu lâu đời như vậy tại Việt Nam. Có truờng hợp khác, không có được thương hiệu như ý, thì chúng tôi tìm cách sử dụng thương hiệu tốt hơn.”
Nói về Sứ Thiên Thanh, ông Mau Hữu Tín chia sẻ, “Sứ Thiên Thanh chỉ là một mắt xích để biến Toto Furniture trở thành công ty nội thất số 1 Đông Nam Á. Đây sẽ quá trình rất dài. Những cái đứng sau thương hiệu tạo ra giá trị thương hiệu đó.
Ông xác định không thể làm thương hiệu nếu không xác định tầm nhìn rõ ràng, từ tầm nhìn đó sẽ ra chiến lược. “Trước khi làm thương hiệu, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định cho mình tầm nhìn cốt lõi và giá trị cơ bản. Vậy tầm nhìn cốt lõi và giá trị của ToTal Furniture chính là tốc độ - giá trị - minh bạch. ToTal Furniture phải đi thật nhanh bằng cách M&A, mang lại giá trị cho người lao động và minh bạch để đối tác có thể hoàn toàn tin tưởng”, ông Tín chia sẻ.
Năm 2019 sẽ là năm cuối phát hành tăng vốn để xử lý dứt điểm những tồn đọng, từ năm 2020 sẽ không còn trích lập. Con số kinh doanh lúc này dự kiến thể hiện hoạt động thực sự của TTF. Trong quý II/2019, TTF báo lỗ ròng hợp nhất 291 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 735 tỷ cùng kỳ năm 2018.
Hiện từ mức nợ vay hơn 2.600 tỷ thời ông Võ Trường Thành, đến nay tổng vay nợ tài chính của TTF chưa đến 500 tỷ đồng, đây là một dấu hiệu tích cực cho TTF. Riêng khoản nợ 123 tỷ tại DongA Bank, khi trả dứt điểm thì công ty ra khỏi danh sách nợ xấu và có thể vay thương mại trở lại. TTF cũng đẩy mạnh thoái vốn các đơn vị, thanh lý liên doanh trồng rừng với mục tiêu cuối cùng chỉ là giữ nhà máy chính ở Bình Dương cho mảng gỗ.
Dưới sự dẫn dắt của 2 nhà kinh doanh giỏi là ông Mai Hữu Tín và ông Võ Quốc Thắng, TTF kỳ vọng bên cạnh xuất khẩu gỗ còn tìm cách chuyển mình sang nhà cung cấp nội thất tổng thể hàng đầu trong nước. Hiện TTF đã có 70% sản lượng sản phẩm gỗ dành cho xuất khẩu tại các thị trường như Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia,… Các chuỗi cửa hàng Walmart, IKEA, Tesco,… là hàng khách chính của TTF.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.