Sét đỏ tung hoành bầu trời Trung Quốc, có những nơi còn "kinh hoàng" hơn nữa

Thứ năm, ngày 13/05/2021 14:19 PM (GMT+7)
Một nhiếp ảnh gia tại Trung Quốc vừa ghi lại được hình ảnh siêu sét dị hình vô cùng hiếm gặp khiến người xem bất ngờ. Tuy nhiên, đây chưa phải là hiện tượng thiên nhiên "ghê gớm" nhất từng được ghi nhận.

Video: Sét đỏ xuất hiện ở Trung Quốc (nguồn CGTN, Zing).

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 2.

Siêu sét dị hình là sự phóng điện quy mô lớn xảy ra phía trên các đám mây giông dữ dội. Một trong những siêu sét phổ biến nhất là "siêu sét dạng sứa" màu đỏ do có các tia kéo dài tương tự như những xúc tu của loài sứa.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 3.

Một siêu sét dị hình chỉ kéo dài khoảng 10 đến 100 milli giây nên muốn ghi lại hiện tượng này, các nhiếp ảnh gia phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng và cần một chút may mắn.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 4.

Siêu sét cũng khá lớn nên camera trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) quay quanh quỹ đạo Trái đất cũng có thể ghi lại được.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 5.

Sét dị hình, sét đen, sét xanh, sét hòn hay sét đánh liên hoàn,… đều là những hiện tượng lạ và cực hiếm thấy của tự nhiên.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 6.

Trong hình là hiện tượng liên hoàn sét xuất hiện tại vùng sông Catalumbo tại Venezuela. Những trận sét lớn cộng thêm nồng độ khí methane (CH4) tại đây khá cao đã làm tăng tính dẫn điện của các đám mây. Hệ quả các tia sét xuất hiện rất nhiều cùng một lúc, tạo thành liên hoàn sét.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 7.

Sét dị hình Elves bao gồm những tia sáng lóe ngang trong khoảng một mili giây và hình thành trong tầng điện ly phía trên các đám mây bão khoảng 60 dặm (97 km) rất hiếm khi xuất hiện. Màu sắc của chúng vẫn là một câu hỏi đối với giới khoa học, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nó có màu đỏ rực.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 8.

Sét Sprites là những tia nhấp nháy màu đỏ xuất hiện trên các đám mây bão và có nhiều hình dạng khác nhau. Nó xuất hiện khá ngắn và giống một con sứa đỏ phát sáng với một đám mây đỏ cam tạo thành các tua bên dưới và một vòng tròn bên trên.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 9.

Sét đen bao gồm các tia gamma năng lượng cao và sáng tới mức chỉ có thể quan sát nó từ độ cao hàng trăm km bên ngoài khoảng không vũ trụ. Chúng thường xuất hiện trong các cơn bão, ở độ cao các máy bay thương mại hoạt động.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 10.

Sét xanh hình thành phía trên các đám mây bão. Nó trông giống như một ngôi sao băng và di chuyển trong tầng điện ly cách mặt đất khoảng 40 km đến 80 km.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 11.

Sét hòn là hiện tượng phóng điện trong không khí. Đặc tính tự nhiên của loại này vẫn còn gây tranh cãi. Đây là những vật phát sáng hình cầu bay lơ lửng có kích cỡ từ hạt đậu đến vài mét.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 12.

Sét hòn đôi khi xuất hiện trong các cơn dông. Không giống các tia sét chỉ xuất hiện với một vệt dài và biến mất nhanh chóng, sét hòn hình cầu, bay lơ lửng và tồn tại trong nhiều giây. Chúng có thể di chuyển qua kính và các bức tường vào nhà sau đó phát nổ bất ngờ.

Siêu sét tung hoành bầu trời Trung Quốc nhưng chưa phải 'ghê gớm' nhất - Ảnh 13.

Tuy nhiên, các nhà khí tượng vẫn chưa có bằng chứng về sét hòn. Nhiều người nhầm lẫn sự xuất hiện của sét hòn với việc nhìn thấy các UFO.

Theo Tri thức cuộc sống

Lê Minh (t/h)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem