Hội nghị trực tuyến về Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 diễn ra vào sáng ngày 4/6/2021

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Lấy sự an toàn của người dân làm thước cho kết quả của phòng chống thiên tai - Ảnh 1.

Hội nghị trực tuyến về Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 do Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì. Ảnh: NVCC

Sáng 4/6, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.

Hội nghị đã diễn ra trong bối cảnh cả nước bắt đầu vào mùa mưa bão khi Biển Đông đón cơn bão số đầu tiên (bão số 1) trong năm 2021 với tên quốc tế Choi-wan.

Thiên tai gây thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng trong năm 2020

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thiên tai trên thế giới và khu vực đã diễn ra hết sức phức tạp, dị thường với gần 500 đợt thiên tai ở quy mô quốc gia và khu vực; số lượng bão hoạt động trên Đại Tây Dương trong năm vượt mức kỷ lục với 30 cơn; mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Mặc dù các quốc gia đã rất nỗ lực phòng, chống song thiên tai đã làm 8.200 người chết, mất tích, tổng thiệt về kinh tế trên 210 tỷ USD  và tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, khu vực.

img
img

Hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vào năm 2020 (Ảnh: Huỳnh Xây)

Tại Việt Nam, năm 2020, thiên tai diễn ra dồn dập và đặc biệt khốc liệt, mang nhiều yếu tố dị thường, vượt mức lịch sử trên nhiều vùng miền cả nước; đã xảy ra 16/22 loại hình thiên tai, trong đó có 14 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); 265 trận dông, lốc sét; 120 trận lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long… Thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích; 3.429 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái; 198.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 52.000 con gia súc, 4,1 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 39.962 tỷ đồng.

img
img
img
img
img

Những hình ảnh mưa lũ tại miền Trung diễn ra năm 2020. (Ảnh: Dân Việt)

Công tác phòng chống thiên tai tại Việt Nam còn tồn tại nhiêu hạn chế

Hội nghị trực tuyến về Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021cũng đã chỉ ra những tồn tại trong công tác phòng chống thiên tai.

Về yếu tố khách quan: Các loại hình thiên tai diễn ra trong những năm gần đây đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của chúng ta, thường diễn ra rất khốc liệt, bất thường trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài, rất khó dự báo. Đây được coi là những nguyên nhân mà chúng ta khó có thể khắc phục một cách hoàn toàn.

Về yếu tố chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa kịp thời, còn lúng túng, bị động, thiếu toàn diện, trách nhiệm chưa rõ ràng dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn còn thấp. Trang thiết bị, công cụ hỗ trợ ứng phó với thiên tai, tim kiếm cứu nạn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế, còn thiếu các phương tiện chuyên dùng trong các tình huống phức tạp dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

Cần triển khai các giải pháp đồng bộ, lấy sự an toàn của người dân làm thước cho kết quả của phòng chống thiên tai

Đánh giá tình hình thời gian tới tại Hội nghị trực tuyến về Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, xu thế về biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và phức tạp, nguy cơ xảy ra thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh và tính mạng của người dân.

Vì vậy, đặt ra yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới cần phải được quan tâm toàn diện hơn, đặc biệt "trong điều kiện chúng ta vừa phòng, chống dịch COVID-19 mà trường hợp bão xảy ra thì phòng, chống bão đặt ra như thế nào?". Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chủ động chuẩn bị kịch bản ứng phó cho tình huống này khi năm nay, nước ta sẽ phải hứng chịu 5-7 cơn bão vào đất liền.

img
img
img

Tại huyện Lệ Thủy, nhiều xã bị cô lập, người dân chủ yếu di chuyển bằng thuyền, bè trong mùa mưa lũ năm 2020. Ảnh: Trọng Hiếu

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, "phải quyết tâm thật cao để làm sao hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai trong năm 2021". Đặt nhiệm vụ bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân lên hàng đầu, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. "Tuyệt đối không được chủ quan", Phó Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh một số nhóm giải pháp.

Đối với các cơ quan Trung ương, cần tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai, bảo đảm kịp thời, chính xác. Cần đặc biệt ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu về thiên tai, hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai.

Các lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương tới địa phương tiếp tục tăng cường trang thiết bị. Ưu tiên bố trí ngân sách, tập trung xử lý dứt điểm các công trình trọng điểm về đê điều, nhất là các tuyến đê xung yếu, các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển; xây dựng bản đồ phân bổ dân cư ở các khu vực có nguy cơ. Từng bước chuyển đổi nghề cho người dân ở các khu vực nguy hiểm.

Phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Ưu tiên cho nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị, công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai, ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, vận hành công cụ hỗ trợ trong chỉ đạo điều hành.

Phó Thủ tướng lấy ví dụ, "nếu một khu vực bị chia cắt do mưa bão mà chúng ta cứ tiến thẳng vào, như đợt vừa rồi bị sạt lở thì rất nguy hiểm. Nhưng có những thiết bị có thể giúp chúng ta quan sát từ xa, để có thể tránh những trường hợp thiệt hại đáng tiếc". "Do đó, đầu tư trang thiết bị không chỉ cho dự báo mà trong quá trình cứu hộ, cứu nạn rất quan trọng".

Lấy sự an toàn của người dân làm thước cho kết quả của phòng chống thiên tai - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Ảnh: NVCC

Đối với tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cụ thể, phải theo dõi thật chặt chẽ diễn biến, dự báo đúng tình hình, chỉ đạo ứng phó thật kịp thời; khắc phục khẩn trương, có hiệu quả với mục tiêu giảm thiệt hại về người và "lấy sự an toàn của người dân làm thước đo cho kết quả hoạt động của phòng, chống thiên tai". Bảo vệ tính mạng người dân là đặt lên hàng đầu.

Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ, Bộ NN&PTNT giữ vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm điều phối chung. Cục Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giữ vai trò tham mưu để điều động lực lượng, phương tiện, trong đó xác định lực lượng quân đội là lực lượng chủ công tuyến đầu khi có tình huống xảy ra.

Bộ Công an sẵn sàng huy động lực lượng tham gia ứng phó. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, bảo đảm kịp thời, chính xác. Các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông và các bộ, ban, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, sẵn sàng các kịch bản để kịp thời ứng phó.

Các địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong tổ chức phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục phát huy tối đa phương châm "4 tại chỗ", ứng phó kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là xây dựng kịch bản ứng phó trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Phải có kịch bản ứng phó thiên tai trong bối cảnh Covid-19

Các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương tới địa phương thực hiện tốt công tác truyền thông, tăng cường thông tin về các hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu hộ đến người dân và các cấp chính quyền cơ sở, nhất là thông tin kịp thời trong quá trình diễn biến của thiên tai để người dân cũng như chính quyền các địa phương nắm bắt, có giải pháp phù hợp.

Trước phản ánh của các địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương rà soát lại các thủ tục liên quan tới tái thiết các cái khu vực, các địa bàn, các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai. Phó Thủ tướng lấy ví dụ, có địa bàn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông nhưng thủ tục đầu tư còn chậm, có công trình mất 1-2 năm chưa triển khai thi công được. Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát để hoàn thiện thể chế, các quy định pháp luật liên quan tới phòng, chống thiên tai.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem