Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 1.

Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 2.

Tiếp theo loạt bài "Cơ chế nào bảo vệ các cán bộ dám "xé rào" vì dân, vì nước", Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 3.

Thưa ông, mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, ông thấy kết luận này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

- Đây là chủ trương rất đúng đắn, tuy nhiên cũng phải thấy rằng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Và việc này cũng đã được thực hiện một cách nề nếp, ví dụ phong trào thi đua yêu nước (Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua yêu nước từ năm 1948) chính là để khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của mọi người vào sự nghiệp của đất nước.

Thi đua là gì, là mọi người cùng nhau tích cực làm, ai làm được tốt hơn thì được biểu dương, khen thưởng tùy theo mức độ. Bác Hồ đã nói "thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải phải thi đua". Phong trào thi đua đã khích lệ sự hăng hái, tinh thần trách nhiệm của mọi người trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong học tập… Việc thi đua không những đạt được thành quả trên các lĩnh vực mà điều quan trọng là làm cho con người phát huy được khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đại hội XIII của Đảng có hai điểm nhấn về sức mạnh nội sinh và phương thức phát triển đất nước trong bối cảnh mới, đó là khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và đổi mới sáng tạo. Các nhóm giải pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN được nêu trong Văn kiện và Nghị quyết Đại hội XIII đã nhấn mạnh về giải pháp Đảng khuyến khích và bảo vệ cán bộ thực hiện "6 dám". Đó là dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách, dám đột phá, sáng tạo và dám đương đầu.

Khi có chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ như vậy, chúng ta cần phải sớm thể chế hóa bằng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giúp nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan, trung thực và dễ dàng hơn. Từ đó sẽ huy động được sức mạnh, trí tuệ của xã hội và trong bộ máy công quyền sẽ có nhiều cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân hiệu quả hơn.


Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 4.

Quy định 22 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng có điểm mới rất đáng chú ý "bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung". Ông có suy nghĩ gì về sự bổ sung này?

- Nội dung trên được bổ sung trong Quy định 22 là rất cần thiết, bởi đất nước đang phát triển, các lĩnh vực hoạt động ngày phong phú, đa dạng; để thúc đẩy sự phát triển thì phải có sự khuyến khích phát huy sáng kiến, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giúp họ vượt lên được trở ngại, nhất là trong các vấn đề mới.

Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 5.

Sáng kiến, sáng tạo, chính là dám nghĩ, dám làm, khi Đảng có quy định khuyến khuyến, bảo vệ người dám đột phá vì lợi ích chung sẽ giúp cho những người dám "xé rào", những người lãnh đạo quản lý có sự yên tâm hơn. Sự bổ sung cho Quy định 22 thể hiện sự đồng bộ trong chủ trương của Đảng, để các cơ quan kiểm tra xem xét thực hiện theo đúng tinh thần ấy.

Như đã nói ở trên, vấn đề này tới đây cần có những quy định của pháp luật nữa, để có cơ sở vận dụng khi xử lý những tình huống nhằm bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung, nhất là với những tình huống cán bộ có sáng kiến, dám "xé rào" vì cái chung nhưng thành quả chưa đạt như mong muốn, thậm chí có tổn thất nhất định.

Khi đánh giá những kết quả đạt được hoặc chưa đạt được trong sáng tạo của một người hay nhóm người hoặc của tổ chức thì phải hết sức khách quan, trung thực, toàn diện, không nể nang, né tránh, không bị mua chuộc, không bị tình cảm cá nhân hoặc vấn đề khác chi phối…

Đó là nói ở khía cạnh đạo đức, mặt khác người nhận xét, đánh giá về sự sáng tạo, đổi mới còn phải đủ trình độ để nhìn nhận vấn đề một cách khoa học. 

Ví dụ, khi đánh giá sự thay đổi trong quản lý kinh tế ở một đơn vị hay đánh giá một công trình khoa học thì cũng phải có những biện pháp để nhìn nhận một cách khoa học. Mọi công trình đều có tốn kém về vật chất, về thời gian, đánh giá công trình ấy như thế nào cho đúng thì cần các cơ quan chức năng với nhau một cách khách quan, trung thực và phải có trình độ chuyên môn.

Để việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám "xé rào" vì lợi ích chung, vai trò của người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu cơ quan, tổ chức rất quan trọng, thưa ông?

- Đúng như vậy. Đây là chủ trương của Đảng nên trách nhiệm trước tiên là ở các cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ. Trước tiên, cấp uỷ phải thực hiện khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, đồng thời có sự giám sát. Khi có sự cố xảy ra cũng phải tổ chức kiểm tra, điều tra thật khách quan, trung thực, thấu tình đạt lý. Các cơ quan chức năng giúp việc cho cấp uỷ, cho chính quyền cũng phải vào cuộc với tinh thần như thế.

Để bảo vệ cho những cán bộ dám "xé rào" thì những người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải là những người nâng đỡ cho sự đổi mới, sáng tạo, còn người đứng đầu chỉ lo giữ mình cho an toàn thì đổi mới, sáng tạo của cán bộ cấp dưới sẽ không được phát huy. Đặc biệt, tránh kiểu "trâu buộc ghét trâu ăn", tình trạng này xảy ra không chỉ gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị mà khiến cho sáng kiến, sáng tạo của cán bộ bị vùi dập.

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung khi xây dựng quy định cũng phải có sự ràng buộc. 

Ví dụ, khi xem xét đánh giá thi đua hằng năm thì phải xem cấp ủy tại cơ quan đó, người đứng đầu tại cơ quan đó xem người đứng đầu đã chắp cánh cho bao nhiêu trường hợp đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.


Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 6.

Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 7.

Ở mỗi thời kỳ đều có cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, song cũng có giai đoạn khi cơ chế chưa tháo gỡ họ phải chịu nhiều hệ lụy tiêu cực, thậm chí bị kiểm tra và kỷ luật. Trước đây khi còn công tác, ông và các cán bộ kiểm tra cùng thời làm thế nào phát hiện người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung?

- Khi kiểm tra cán bộ, đảng viên chúng tôi xem xét một cách tổng thể để thấy việc làm của người đó có vụ lợi không, có động cơ cá nhân không. Như với cán bộ đang thực hiện một công trình nào đó, chúng tôi xem họ lo cho bản thân thế nào, dùng những phương tiện gì để đi lại, nhà cửa, gia đình, vợ con của họ như thế nào… từ đó sẽ nhìn ra động cơ đằng của việc họ đang thực hiện. Cách làm này chúng tôi cũng thực hiện đối với những cán bộ có dư luận cho là thế này, thế kia.

Đối với những trường hợp chưa phải có những sáng kiến, công trình gì ghê gớm nhưng họ làm việc cặm cụi, có những cải tiến trong công tác lãnh đạo, quản lý cho đơn vị, tuy nhiên cải tiến đó chưa được suôn sẻ dẫn tới hệ lụy thì khi vào cuộc kiểm tra cũng phải xem xét tổng thể, khách quan

Công tác kiểm tra khó nhất vẫn là giải quyết mất đoàn kết nội bộ, làm sao để luôn khách quan, trung thực chứ không phải khi cơ quan kiểm tra vào thì nghiêng về phía này hay phía khác. Khi kết luận phải làm sao để tổ chức đảng và bản thân những người bị xem xét xử lý đều thừa nhận.

Để đảm bảo thu thập thông tin khách quan, đa chiều, chúng tôi đặc biệt coi trọng việc hỏi dân. Dân là ai, đó là những người sinh sống bên cạnh cán bộ đang bị kiểm tra, thậm chí là cán bộ cấp dưới của người bị kiểm tra. Ngoài cách hỏi thì bản thân mình phải tạo được niềm tin để người dân cung cấp những thông tin bổ ích.

Khi còn công tác, mỗi khi đi kiểm tra, tôi rất lắng nghe các anh em lái xe của cơ quan. Họ cũng là những người đóng góp rất nhiều thông tin để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực. Tuy nhiên cần phải có cơ chế bảo vệ những người cung cấp thông tin theo cách này hay cách khác, bởi họ sợ liên lụy.

Qua công tác kiểm tra như vậy, ông và các cán bộ kiểm tra cùng thời có "cứu" được nhiều trường hợp cán bộ đã dám "xé rào" vì mục đích chung nhưng vì các lý do khác nhau nên họ gặp thất bại và trở thành đối tượng có dấu hiệu vi phạm, bị kiểm tra?

- Chúng tôi không gọi là "cứu" mà quan điểm của cơ quan kiểm tra khi vào cuộc xử lý dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên không để oan sai. Chúng tôi còn xử lý những vụ cấp dưới làm chưa đúng có thể dẫn tới oan sai hoặc xử lý chưa phù hợp với mức độ vi phạm. 

Khi Ủy ban Kiểm tra cấp trên kiểm tra kết quả xử lý của cấp dưới, có mấy tình huống, thứ nhất là công nhận kết quả xử lý đó, nghĩa là việc xử lý đã được thực hiện đúng;

Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 8.

Thứ hai là thay đổi hình thức kỷ luật, ví dụ đảng viên A bị kỷ luật cảnh cáo nhưng cấp trên thấy mức độ vi phạm chỉ đáng mức khiển trách thì sửa kỷ luật thành mức khiển trách hoặc thấy vi phạm của đảng viên A phải bị kỷ luật ở mức cách chức thì sửa hình thức kỷ luật bằng cách chức; thứ ba, là xóa bỏ, nghĩa là không còn kỷ luật đảng viên đó nữa vì hành vi không phải là vi phạm, khuyết điểm hoặc khuyết điểm chưa tới mức phải thi hành kỷ luật.

Trước đây, khi chúng tôi tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức và đảng viên, có không ít trường hợp đã được minh oan.

Từ thực tiễn công tác đã qua, theo ông làm sao nhận diện giữa cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung với một cán bộ bề ngoài cũng thể hiện như vậy nhưng vì động cơ cá nhân hoặc lợi ích nhóm?

- Theo tôi việc nhận diện không khó, nếu xem xét quá trình sẽ thấy được bản chất của một cán bộ, tất nhiên cũng phải rất thận trọng và xem xét một cách khách quan, trung thực. Xem xét người cán bộ đó là ai, quá trình công tác, phấn đấu như thế nào, cần tìm hiểu qua nhiều kênh, trong đó những người xung quanh…

Xem xét, nhìn nhận về việc làm của ai đó cần tìm hiểu rõ được động cơ là gì. Tôi ví dụ một cán bộ là Chủ tịch UBND quận, muốn thay đổi một việc gì đó, người Chủ tịch này trao đổi với Bí thư Quận ủy nhưng Bí thư bảo vấn đề này cần phải chờ họp xin ý kiến tập thể. Vị Chủ tịch thấy như vậy sẽ mất thời gian trong khi vấn đề cấp bách nên cứ làm. Vậy khi xem xét phải tìm hiểu rõ vị Chủ tịch làm như vậy có phải vì động cơ cá nhân không hay vì lợi ích chung, muốn thực hiện nhanh để chớp cơ hội.

Nếu chỉ xem xét một cách hời hợt thì sẽ không đánh giá đúng bản chất con người, đừng vì người đó chức này, hàm kia, đừng vì người đó là "con ông cháu cha" mà phải xem cái khách quan thì sẽ biết được người muốn đổi mới, muốn sáng tạo họ là người như thế nào.

- Xin trân trọng cảm ơn ông (!)


Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 9.

Kết luận 14 của Bộ Chính trị rất kịp thời, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, điều này cụ thể hoá quan điểm, cụ thể hoá báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII.

Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XIII có nội dung khuyến khích, bảo vệ cán bộ "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách". Có như vậy mới giải quyết được những vấn đề khó khăn khăn, thách thức hiện nay và đáp ứng được việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước.

Bác Hồ đã dạy, muôn việc thành công hay thất bại cũng từ cán bộ. Để phát huy sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân của cán bộ thì phải có chính sách cho cán bộ.

Trong điều kiện hiện nay, chẳng hạn đi vào như vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, nếu vì hệ thống luật pháp hiện hành như vậy, trong khi thực tiễn muôn màu, đôi lúc thực tiễn đi trước luật, luật không bắt kịp nên khi triển khai thực hiện bị vướng và ách tắc, như vậy phải tạo điều kiện để cán bộ có thể đột phá. 

Thực tiễn cho thấy, cũng luật đó, vốn đầu tư công đó, nhưng một số tỉnh thành giải ngân rất tốt, còn nhiều tỉnh không giải ngân tốt. Vấn đề ở đây là cách làm, sự đột phá của cán bộ, nên cần cơ chế cho cán bộ dám đột phá như vậy.

Vấn đề thứ hai là bảo vệ người dám đột phá vì lợi ích chung khi kết quả chưa được như mong muốn. Vấn đề này trong Kết luận của Bộ Chính trị đã nêu rõ: Đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ phải báo cáo với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị nơi công tác; được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thực hiện hoặc thực hiện thí điểm, bảo đảm không trái với Hiến pháp và Điều lệ Đảng

Từ chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng, đòi hỏi phải có quy định cụ thể, thể chế hoá thành pháp luật để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất.


Bài 4: “Thể chế hóa thành quy định để bảo vệ cán bộ dám ‘xé rào’ vì lợi ích chung” - Ảnh 10.

Cán bộ dám "xé rào" vì lợi ích chung là những người có cái tâm sáng khi thực hiện nhiệm vụ. Người dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo thì phải có tư duy đột phá và biến tư duy đó thành hành động, công việc cụ thể mang lại lợi ích cho đất nước, cho nhân dân.

Điều quan trọng, cán bộ đưa ra đề xuất đổi mới, sáng tạo phải dựa trên cơ sở khoa học, yêu cầu thực tiễn và phải định được hiệu quả, cũng như lường trước hậu quả xảy ra, chứ không phải sáng tạo tràn lan. Các đổi mới, sáng tạo của cán bộ phải được tập thể cho ý kiến, thống nhất cao, kể cả đưa người dân cho ý kiến thì sẽ được ủng hộ. 

Đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ mà người dân không ủng hộ thì không làm được và không bao giờ có kết quả tốt. Còn được người dân ủng hộ thì người dân sẽ giám sát và làm cùng.

Cần phải có quy định cụ thể, hành lang pháp lý cụ thể, nếu không cán bộ rất dễ lạm quyền hoặc mang danh sáng tạo, đổi mới nhưng lại vì mục đích cá nhân, "lợi ích nhóm". Cùng với đó có cơ chế giám sát trong nội bộ Đảng, cơ quan Nhà nước và giám sát của người dân.

Ngọc Lương – Q.Nguyễn (ghi)

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem