Bài 2: Người Việt Nam đang tiêu thụ thuỷ sản như thế nào? - Ảnh 1.

Bài 2: Mức tiêu thụ thuỷ, hải sản bất ngờ của thị trường nội địa  - Ảnh 2.

Thị trường nội địa mang lại hàng tỉ USD mỗi năm

Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nội địa mỗi năm lên đến hơn 22.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Giá trị này cao không kém các thị trường xuất khẩu truyền thống của thuỷ sản nước ta bấy lâu nay. 

Từ năm 2020 người dân Việt Nam tiêu thụ 44kg thuỷ sản

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam ước khoảng 35kg thủy hải sản/năm. Dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng đến 44kg/người/năm từ năm 2020 trở đi. Trong thời gian tới khi người dân có mức thu nhập cao hơn, sản phẩm thủy sản tiêu thụ sẽ càng ngày đòi hỏi có chất lượng và giá trị cao hơn.

Bài 2: Mức tiêu thụ thuỷ, hải sản bất ngờ của thị trường nội địa  - Ảnh 3.

Đánh giá về dư địa phát triển thị trường trong thời gian tới, theo các chuyên gia, với gần 100 triệu dân và hơn 10 triệu khách du lịch, mức tiêu thụ trong nước đến năm 2020 được dự báo sẽ đạt 940.000 tấn, thị trường nội địa rất tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam. Dự kiến đến hết năm 2021 sẽ rơi vào khoảng 1 triệu tấn.

Theo đó, tại các siêu thị hiện có rất nhiều loại sản phẩm thủy sản ngon như phi lê cá hồi, thịt cá ngừ đại dương, cá tầm và trứng cá tầm tươi sống…

img
img

Ghi nhận của PV Dân Việt tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng người dân ghé mua sản phẩm thuỷ, hải sản tại các quầy đông lạnh và tươi sống chiếm khá đông. Bên cạnh việc mua các thực phẩm cần thiết như rau củ, thịt… thì thuỷ, hải sản cũng là mặt hàng được ưa chuộng để thay đổi bữa ăn trong gia đình của từng người dân.

Chị Trần Thu Thuý là chủ một cơ sở chuyên bán các mặt hàng thuỷ, hải sản ở Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) cho biết, với mức thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam, việc tiêu thụ các mặt hàng thuỷ, hải sản cao cấp là quá bình thường.

"Nhiều năm nay cửa hàng của tôi luôn rất đông khách đến mua, người dân chủ yếu mua cá hồi, cá ngừ… vì nó rất nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra các mặt hàng hải sản khác khác cũng bán khá chạy. Ít nhất 3 buổi trên 1 tuần các gia đình đều phải cải thiện bữa ăn để thay đổi khẩu vị và tăng thêm dinh dưỡng", chị Thuý nói thêm.

Bài 2: Người Việt Nam đang tiêu thụ thuỷ sản như thế nào? - Ảnh 4.

Ngoài ra, hàng đông lạnh hiện cũng có sự thay đổi đáng kể, nếu trước đây chỉ có vài loại tôm cá, mực, thì nay tại tủ đông ở các siêu thị đã có gần 1.000 loại sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều DN còn đầu tư sản xuất sản phẩm thủy sản chế biến phổ thông, dành cho bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Việt vào những dịp cuối tuần hay ngày lễ, tết (như gói lẩu hải sản, mắm kho, bánh hấp há cảo, cá nướng…). Đây chính là yếu tố mới cho thấy DN chế biến thủy sản đã đầu tư mạnh để đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa.

Là người chuyên cung cấp và bán sản phẩm thuỷ, hải sản đông lạnh cho người dân Việt Nam, chị Nguyễn Quỳnh Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đang sở hữu 2 cửa hàng chuyên bán đồ xuất khẩu đi nước ngoài cho thị trường trong nước.

"Các mặt hàng hải sản không còn quá xa lạ đối với người dân, mỗi ngày tôi có thể bán ra hàng chục kg sản phẩm thuỷ, hải sản đông lạnh cho người tiêu dùng. Hơn hết đây là những sản phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng cao và có xuất xứ đang hoàng nên người dân không phải lăn tăn về nguồn gốc", chị Nguyễn Quỳnh Trang chia sẻ.

Thị trường Việt Nam cần được ưu tiên hàng đầu

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho rằng việc đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ thủy sản ở thị trường nội địa là vô cùng quan trọng, để đảm bảo tính ổn định cho các DN thủy sản. Vì vậy, bên cạnh xuất khẩu, hầu hết DN chế biến thủy sản trong nước đang chú trọng phát triển thị trường nội địa khi liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt.

Bài 2: Người Việt Nam đang tiêu thụ thuỷ sản như thế nào? - Ảnh 6.

Có khá nhiều DN thủy sản quan niệm thị trường trong nước dễ tính nên không chú ý tới chất lượng. Cứ cái gì ngon, bổ, an toàn thì đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, quan điểm này cần xem xét lại. Người Việt cũng cần phải được sử dụng sản phẩm an toàn bằng hoặc thậm chí cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu. Giá cả nhiều khi không phải vấn đề lớn khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra 500.000 – 600.000 đồng để mua một kg cua biển, miễn sao sản phẩm đó an toàn.

Nguyên nhân là do khâu phân phối sản phẩm thủy sản còn nhiều hạn chế, đơn hàng lẻ tẻ, không lớn như xuất khẩu với hàng chục, thậm chí hàng trăm container cùng lúc. Đặc biệt, chi phí vận chuyển từ miền Nam ra miền Bắc cao khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao, các DN e ngại.

Thị trường nội địa mang lại hàng tỉ USD mỗi năm - Ảnh 8.

Hiện nay, thị trường nội địa đang có tiềm năng lớn nhưng sự cạnh tranh chắc chắn sẽ ngày càng khốc liệt. Khẳng định việc phục vụ thị trường nội địa là ưu tiên số một của công ty, ông Hoàng Văn Sơn, Giám đốc công ty XNK Natur Fish cho biết, để có chỗ đứng trong thị trường nội địa, doanh nghiệp đã phải có hướng đi riêng, tiến hành đa dạng các sản phẩm, đa dạng các kênh phân phối để cung cấp vào thị trường. Trong đó, tại thị trường Hà Nội, công ty đã lắp đặt hệ thống kho lạnh tại chỗ để thuận tiện cho việc đáp ứng tất cả các yêu cầu của các kênh phân phối, giảm thiểu chi phí vận chuyển.

"Chúng ta phải ưu tiên chất lượng cho thị trường trong nước, đặt thị trường trong nước cân bằng với thị trường xuất khẩu. Và để chinh phục được thị trường trong nước cần đảm bảo về chất lượng, minh bạch về sản xuất và xuất xứ của hàng hoá", ông Sơn nói thêm.

Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần mang đến những sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Trên hết những sản phẩm đó phải là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngang bằng với những sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Để tìm hiểu về những tiêu chuẩn này, Dân Việt sẽ giới thiệu về quy trình trình sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu bằng bài viết: Bài 3: Quy trình xuất khẩu đi thế giới của các mặt hàng thuỷ, hải sản.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin truy cập trang web: https://natufood.com.vn/

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem