Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Viettel đã có một hành trình như vậy. Bắt đầu từ một công ty nhỏ bé xây lắp công trình viễn thông cột cao, với một dãy nhà cấp 4, một chiếc xe u-oát và 10 con người, sau 35 năm, Viettel trở thành kinh tế quan trọng của đất nước với giá trị thương hiệu 8,9 tỷ USD, đầu tư và kinh doanh ở 10 quốc gia thuộc 3 châu lục.
Đây cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong đóng góp cho ngân sách nhà nước, lũy kế đến nay đạt hơn 433 nghìn tỷ đồng, lũy kế trong 35 năm qua, tổng doanh thu hợp nhất của Viettel đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 540 nghìn tỷ đồng.
Chắc chắn rằng nhiều người còn nhớ sự bắt đầu ra nhập thị trường viễn thông của tân binh Viettel khoảng hơn 20 năm trước. Với chiến lược về giá cước và quan điểm ai cũng có thể dùng được điện thoại với chi phí thấp, Viettel đã phá vỡ thế độc quyền của các mạng viễn thông đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.
Khi đó, không ai nghĩ được, Viettel ngày ấy đã làm một cuộc cách mạng, đưa đất nước hình chữ S - từ một quốc gia đi sau về viễn thông cách đây 20 năm với tỷ lệ sử dụng di động thuộc hàng thấp nhất trên thế giới trở thành nước xuất khẩu viễn thông và là một trong số ít làm chủ toàn trình công nghệ 5G và có thương hiệu viễn thông đứng thứ 2 thế giới.
Là người thứ 8 giữ vị trí cao nhất của Viettel từ khi thành lập, Thiếu tướng Tào Đức Thắng nhận nhiệm vụ dẫn dắt Viettel trong bối cảnh là tập đoàn công nghiệp, công nghệ, viễn thông lớn nhất Việt Nam, là nòng cốt của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, với gần 50 ngàn cán bộ, nhân viên.
Những vị lãnh đạo trước đó và ông đã cùng nhau vẽ nên bản đồ viễn thông Việt Nam trên thị trường thế giới. Bắt đầu từ nước láng giềng Campuchia, Lào rồi bước sang Haiti, Mozambique, Đông Timor, Brundi, Tazania, Peru và gần nhất là Myamar, Viettel lần lượt bước chân vào các quốc gia châu Á, châu Mỹ La tinh đến châu Phi cạnh tranh với những đối thủ sừng sỏ trên thị trường viễn thông thế giới.
Đến nay, Viettel đã có mặt thì 10 nước đã đầu tư mạng lưới và kinh doanh dịch vụ viễn thông, môt số quốc gia khác thì Viettel đã có văn phòng để triển khai các hoạt động kinh doanh, hợp tác.
"Tới đây Viettel sẽ mở tiếp, để tìm kiếm thêm cơ hội. Như vậy, không dừng lại ở viễn thông mà sẽ là tất cả các lĩnh vực mà Viettel đang có. Ví dụ như an ninh mạng, dịch vụ số, logistic, …", vị thuyền trưởng Viettel nhấn mạnh.
Thực tế, việc đi ra thị trường thế giới là mong muốn của các doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng có thể thành công và Viettel đã có chiến lược mở rộng của mình rất ngoạn mục. Ví như khi mới bắt đầu, Viettel đã mở rộng theo chiều ngang. Bởi vì nhiều thị trường, viễn thông đã bão hòa, ví dụ Lào và Campuchia, mật độ viễn thông đã đạt 120%, Viettel cũng chiếm 43-44% thị phần tại Campuchia và 50-60% thị phần tại Lào.
Do vậy bắt buộc Viettel phải tìm sản phẩm khác như phát triển dịch vụ tài chính số, dịch vụ truyền hình số. Ví dụ tại Mozambique, trong tổng số 9 triệu thuê bao di động của Viettel thì có tới 7 triệu thuê bao ví (dùng ví điện tử) và mang lại lợi nhuận năm nay dự kiến khoản 20 triệu USD. Phát triển thuê bao di động nhưng lợi nhuận mang lại lại ở ví – như vậy là mở theo chiều ngang.
Hay như tại Burundi – một quốc gia tại châu Phi có GDP bình quân đầu người năm 2023 thấp nhất thế giới, chỉ 308 USD là thị trường mà không ai tin rằng có thể kinh doanh dịch vụ 4.0 mà có lãi. Vậy mà Lumitel – thương hiệu của Viettel đã làm được và thậm chí sự xuất hiện, phát triển của nhà mạng đến từ Việt Nam trong 10 năm tại Burundi được đánh giá là "mang đến sự sống và hy vọng cho người dân" như lời bà Brigitte Mukanga Eno - Trưởng đại diện UNHCR tại Burundi khẳng định.
Ngày 15/10/2024, chương mới cho hành trình làm chủ công nghệ của Viettel đã mở ra khi chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam.
Và chỉ sau 2 tuần ra mắt, 5G Viettel cán mốc 3 triệu người dùng, con số tiếp tục tăng lên xấp xỉ 4 triệu sau 2 tháng và dự báo sẽ tăng lên 10 triệu sau 1 năm.
"Với việc làm chủ nhiều hệ thống mạng lõi quan trọng, Viettel đã đưa Việt Nam gia nhập Top 5 nước đầu tiên sản xuất được thiết bị mạng 5G, chỉ sau Thụy Điển, Phần Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc", ông Tào Đức Thắng nhấn mạnh.
Sự tiên phong của Viettel trong việc khai trương thương mại 5G đã có đóng góp lớn vào thứ hạng internet Việt Nam trên toàn cầu. Theo đó, Việt Nam đã bứt tốc 8 bậc, lên vị trí 43 sau khi có mạng 5G đầu tiên, với mức tăng trưởng 31%- mức tăng mạnh nhất theo đánh giá của Ookla.
Viettel không chỉ tạo ra cục diện mới về viễn thông ở Việt Nam, mà còn đem sóng di động và dịch vụ số phục vụ người dân ở nhiều quốc gia ngay cả trong những hoàn cảnh bất ổn và khó khăn. Thậm chí tập đoàn còn thành công ở những quốc gia mà ngay cả những ông lớn cũng phải "chào thua".
"Viễn thông thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch rất lớn, từ phục vụ con người sang phục vụ con người và vạn vật. Theo định hướng của Đại hội 13 về kinh tế đối ngoại, khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư, chúng tôi sẽ tiếp tục đi ra toàn cầu bằng viễn thông, từ đấy làm bàn đạp để phát triển các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ", ông Tào Đức Thắng chia sẻ.
Sinh ra từ quân đội, vị thuyền trưởng và các thế hệ Viettel có một bộ gen đặc biệt: Tính kỷ luật, ý chí quyết liệt, tinh thần tiên phong, dám nhận những mục tiêu, thách thức chưa từng có tiền lệ. Vì vậy, Viettel chưa bao giờ ngừng lại khát vọng của mình.
"Tại Viettel, khát vọng không bao giờ dừng lại cả. Chúng tôi mạnh dạn tuyên bố Viettel sẽ là một tập đoàn công nghệ vươn ra toàn cầu, song hành cùng với thế giới để đưa các công nghệ mới lan tỏa đến mọi ngõ ngách, mọi người dân đều không có khoảng cách về công nghệ", Thiếu tướng Tào Đức Thắng chia sẻ.
Dưới thời kỳ của vị thuyền trưởng, Viettel tiếp tục kiến thiết xã hội số ở Việt Nam với 4 trọng tâm: Chính phủ số để người dân được phục vụ tốt hơn; Kinh tế số để người dân giàu có hơn; Xã hội số để người dân hạnh phúc hơn; An ninh mạng để người dân sống và làm việc an toàn hơn.
"Viễn thông thì vẫn phải mang tính dẫn dắt và số 1 về hạ tầng viễn thông, hạ tầng kết nối, hạ tầng số để phục vụ chuyển đổi số. Muốn kiến tạo xã hội số thì thì không chỉ hạ tầng số mà Viettel còn tiên phong tạo ra các nền tảng số, tạo ra nền tảng quản lý IoT (CMP)… với mục đích để các doanh nghiệp dựa vào các nền tảng số đó để phát triển. Viettel sẽ tiên phong tạo ra các nền tảng số căn bản làm "bà đỡ" cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng và sử dụng", Chủ tịch Tào Đức Thắng cho biết.
Còn đối với lĩnh vực công nghiệp, ngoài lĩnh vực dân sự Viettel cũng được giao nhiệm vụ rất quan trọng trong đề án phát triển chip bán dẫn đến 2030 trong việc nghiên cứu, thiết kế và tham gia nghiên cứu, xây dựng nhà máy lab phục vụ quang khắc, đúc chip.
Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho hay, giai đoạn 2025-2030, Viettel sẽ đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào chiến lược SET+1 (công thức bán dẫn của Việt Nam: C = SET + 1), ngoài việc cung cấp các sản phẩm cho Tập đoàn cũng sẽ nghiên cứu để tham gia vào chuỗi cung ứng của thế giới.
Viettel đã làm việc với NVIDIA – Tập đoàn tập đoàn công nghệ hàng đầu và cam kết sẽ xây dựng, triển khai trung tâm dữ liệu có quy mô lớn nhất của Việt Nam và khu vực.
Dự kiến, trong giai đoạn 1 của dự án, Viettel sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD vào năm 2025 để mua sắm thiết bị. Hạ tầng, cơ điện và tổng thể công trình của trung tâm đã được Viettel hoàn thiện trước đó.
Viettel cũng đã thiết kế thành công chip 5G DFE, con chip phức tạp nhất trong khu vực Đông Nam Á cho đến nay, tạo tiền đề cho đội ngũ Viettel sẵn sàng bước vào sân chơi lớn của ngành công nghiệp bán dẫn.
Tuy vậy, quy mô thị trường - quy mô sản xuất, quyết định rất lớn đến giá thành. Sản xuất đơn chiếc thì giá thành 100 đồng, nhưng sản xuất 100 chiếc thì giá thành chỉ có 1 đồng thôi. Đầu tư 1 trạm BTS chi phí 100 nghìn USD chỉ phục vụ cho 1 thuê bao, thì thuê báo đó phải chấp nhận giá bán từ giá thành là 100 nghìn USD ++, nhưng nếu phục vụ 100 thuê bao, thì mỗi thuê bảo chỉ phải chi trả 1 USD++.
"Do đó, quy mô rất quan trọng. Chúng ta đi sau, vừa phải nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu trong nước, đáp ứng an ninh, an toàn, nhưng vẫn áp lực làm sao chi phí tốt. Trong trường hợp nào đó Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, ưu tiên tiêu thụ trong nước. Thực tế, hiện nay, nhiều nước còn bảo hộ vì vậy họ có lợi thế so sánh", vị thuyền trưởng Viettel phân tích.
Thiếu tướng Tào Đức Thắng phân tích thêm, ví như chiến lược ra nước ngoài của Viettel vậy, cần định hướng thế nào, mở đường ra sao, quan hệ thế nào, nghiên cứu các hiệp định, chính sách bảo hộ đầu tư của các nước ra sao cho đến việc đánh ra tính khả thi nếu mình tham gia vì tính cạnh tranh rất cao…
"Viettel cũng đã báo cáo với các lãnh đạo cấp cao rằng làm sao để có chiến lược đi ra nước ngoài, như cùng nhau đi như thế nào, tiêu chí đánh giá làm sao, nếu không ra nước ngoài thì không biết phát triển ra sao, và đi theo kiểu hệ sinh thái. Như tại châu Phi, doanh nghiệp Trung Quốc đến đây làm đường thì có đơn vị làm xi măng, có đơn vị vận tải, đơn vị làm dịch vụ ăn uống, nhà hàng, rồi người bán quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm – thành một hệ sinh thái", Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho hay.
Tuy vậy, trước khi bắt đầu cần phải đề ra mục tiêu và sau đó xây dựng chiến lược, và định hướng rõ ràng. "Tôi cho rằng nếu tự hào dân tộc, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mà đã vươn mình thì tầm vóc phải rộng ra, phải đi ra nước ngoài, vươn mình phải mạnh mẽ, có tiếng nói, đi học hỏi, lan tỏa giá trị văn hóa, công nghệ, kiến thức và sau đó là kinh tế", vị thuyền trưởng nhấn mạnh.
Những người lính trên mặt trận quốc phòng
Trong những ngày tháng 12/2024, tại sự kiện Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với sự tham gia của 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đến từ hơn 30 quốc gia, gian hàng của Viettel gây ấn tượng mạnh bởi những công nghệ do người Việt làm chủ, nghiên cứu và sản xuất, góp phần thể hiện sức mạnh của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Tại đây, đại diện của Việt Nam giới thiệu trên 80 sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao thuộc 10 ngành gồm: Radar, khí tài quang-điện tử, tác chiến điện tử, thông tin quân sự, huấn luyện mô phỏng, chỉ huy điều khiển, UAV, khí tài hàng không vũ trụ, tác chiến không gian mạng, an ninh mạng và nhóm sản phẩm khác.
Nhiều sản phẩm Viettel phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu như máy bay không người lái (UAV) cự ly 1.000 km, tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV, radar điều khiển hỏa lực quét búp sóng điện tử chủ động (beam-forming)...
Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.