Toàn cảnh hệ thống "Vòm sắt" giúp Israel đánh chặn UAV và tên lửa từ Iran

Thứ hai, ngày 15/04/2024 20:00 PM (GMT+7)
Israel sở hữu lưới phòng không đa tầng trong đó có Iron Dome "Vòm sắt", đồng thời được Mỹ và đồng minh hỗ trợ, giúp họ đánh chặn phần lớn đòn tập kích bằng UAV, tên lửa của Iran.
Toàn cảnh

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đêm 13/4 phóng hơn 170 máy bay tự sát không người lái (UAV), 120 tên lửa đạn đạo và 30 tên lửa hành trình nhằm vào nhiều mục tiêu ở Israel để đáp trả vụ không kích tòa lãnh sự Iran tại Syria khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 7 quan chức cao cấp của IRGC. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Chiến dịch "được tiến hành với sự phê chuẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao, dưới sự giám sát của Bộ Tổng tham mưu", IRGC cho hay. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố đã cùng các đối tác đánh chặn thành công 99% vũ khí Iran được Iran sử dụng. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Tuyên bố này dường như nhằm thể hiện sức mạnh của lưới phòng thủ đa tầng đang bảo vệ nước này trước những mối đe dọa đường không. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Trong số các tổ hợp phòng không tạo thành lưới lửa phòng thủ đa tầng của Israel có Iron Dome, loại vũ khí được coi là "Vòm sắt" bảo vệ cho người Do Thái. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Theo nhà sản xuất Rafael Defense Systems của Israel, "Vòm Sắt" có tỷ lệ thành công 90%. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

"Vòm sắt" hoạt động dựa vào một hệ thống radar và phân tích để xác định mục tiêu tên lửa có gây ra mối đe dọa hay không. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Hệ thống này chỉ triển khai tên lửa đánh chặn nếu xác định tên lửa đang bay tới có nguy cơ nhằm vào một khu vực có dân cư hay cơ sở hạ tầng quan trọng. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Các tên lửa đánh chặn được phóng theo phương thẳng đứng từ một giàn phóng di động hoặc bệ phóng cố định. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Chúng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở trên không, tạo ra các vụ nổ và tiếng còi cảnh báo. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Một tổ hợp Vòm Sắt hoàn chỉnh gồm 3-4 bệ phóng, mỗi bệ trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir, cùng với đó là radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống điều khiển và quản lý tác chiến. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Phần lớn hoạt động của Vòm Sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng và giảm yêu cầu về nhân lực vận hành. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Đạn tên lửa của hệ thống "Vòm sắt" có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Khi radar phát hiện ra vật thể bay thù địch, hệ thống xe chỉ huy sẽ tính toán quỹ đạo bay và đưa ra tọa độ rơi của quả đạn. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Nếu quả đạn được xác định sẽ rơi đúng vào khu vực đông dân cư, tên lửa đánh chặn từ "Vòm sắt" được kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu ngay còn khi đang bay trên không. Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Một tổ hợp Iron Dome hoàn chỉnh có giá khoảng 50 triệu USD, gồm ba thành phần chính là radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu, hệ thống quản lý tác chiến và điều khiển hỏa lực (BMC) và 3-4 bệ phóng đạn (MFU). Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Mỹ tiếp tục đầu tư một khoản tiền cực lớn để giúp Israel nghiên cứu và tăng tầm bắn cũng như hiệu suất chiến đấu của tổ hợp "Vòm sắt". Theo Reuters, CNN.

Toàn cảnh

Israel đang vận hành khoảng 15 hệ thống "Vòm sắt" và có thể biên chế thêm một số tổ hợp trong tương lai. Theo Reuters, CNN.

Thanh Nhã
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem