Cấm cán bộ công chức uống rượu bia nghỉ giữa giờ, vi phạm bị xử phạt thế nào?

Việt Sáng Chủ nhật, ngày 03/01/2021 14:51 PM (GMT+7)
Theo quy định mới, kể từ 1/1/2021 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có quy định cấm cán bộ công chức, viên chức, người lao động uống rượu bia ngay trước, trong và nghỉ giữa giờ. Nếu vi phạm quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia, có thể bị xử phạt thế nào?
Bình luận 0

Cấm cán bộ công chức uống rượu bia nghỉ giữa giờ làm việc

Như Dân Việt đã thông tin, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định cụ thể về việc cấm cán bộ công chức uống rượu bia.

Cụ thể, tại khoản 5, Điều 5 Luật này ghi rõ:

"Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập".

Bo-Y-te-khuyen-cao-moi-nhat-ve-uong-ruou-bia-trong-Tet-Nguyen-dan-uong-ruou-bia-1579595153-118-width1534height994.jpg

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 sẽ có thêm 3 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu bia.

Cụ thể, 3 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu bia gồm:

Uống rượu bia ngay trước giờ làm việc, học tập. Uống rượu bia ngay trong giờ làm việc, học tập. Uống rượu bia vào lúc nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Thay đổi ý thức cán bộ công chức, viên chức 

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đây là lần đầu tiên quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ giữa giờ được đưa vào trong Luật. 

Trước đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị, một số cơ quan, tổ chức đưa vào nội quy, quy chế làm việc.

Cũng có nhiều cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp đã quán triệt việc không được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa, lúc làm việc, nay đã chính thức được luật hóa.

Việc luật hóa quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ giữa giờ sẽ giúp cơ quan chức năng có các chế tài để xử lý hành vi này. 

50321119_561349734276749_2144477359871361024_n-1548230858-width1365height2048-1548292245-width1365height2048.jpg

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết đây là lần đầu tiên quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia giữa giờ làm việc được luật hóa

Tuy nhiên, hiện nay Luật mới có có hiệu lực, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi nếu vi phạm quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia giờ nghỉ trưa, có chế tài xử lý hay không?

Luật sư Tuấn Anh cho hay: "Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan sẽ sớm xây dựng, ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn xử phạt vi phạm quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia trước, trong và vào giờ nghỉ làm việc. Cũng như các quy định khác được ban hành trong Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia". 

Về việc đơn vị nào, lực lượng nào sẽ giám sát cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, luật sư Tuấn Anh cho rằng hiện có một số lực lượng đã có đơn vị chuyên trách kiểm tra, giám sát.

Như trong lực lượng Công an, Quân đội có đầy đủ cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện đo nồng độ cán cán bộ, chiến sỹ để xác định có vi phạm hay không. 

"Không phải đơn vị, cơ quan này cũng bố trí được lực lượng ngày nào cũng đo, kiểm tra người có dấu hiệu vi phạm quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia trong giờ làm việc. Để có thêm lực lượng này là rất khó trong bối cảnh thu hẹp các bộ phận không cần thiết" - luật sư Tuấn Anh cho hay.

Đối với các đơn vị khác, khi chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể việc xử phạt vi phạm quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia trước, trong và giữa giờ làm việc, người đứng đầu cơ quan có thể căn cứ vào các quy định xử lý cán bộ công chức, viên chức vi phạm kỷ luật đã được ban hành. 

Ví dụ như Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã có hiệu lực từ tháng 9/2020. 

Cũng theo vị luật sư, việc Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 chính thức có hiệu lực sẽ nâng cao ý thức của cán bộ công chức, viên chức, người lao động... làm cho họ thay đổi hành vi dựa trên những quy định của pháp luật.

"Theo tôi, để xác định việc cán bộ công chức, viên chức, người lao động uống rượu bia và trong, trước, giữa giờ làm việc thực tế không dễ dàng. Trường hợp vi phạm rõ ràng có thể xử phạt nội bộ, còn để xử phạt vi phạm hành chính rất khó.

Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia sẽ giúp định hướng hành vi trong xã hội", vị luật sư cho biết.

Bo-Y-te-khuyen-cao-moi-nhat-ve-uong-ruou-bia-trong-Tet-Nguyen-dan-uong-ruou-bia-1579595153-118-width1534height994.jpg

Theo luật sư cho biết, mặc dù luật chưa đi vào cuộc sống ngay nhưng nó sẽ giúp định hướng hành vi trong xã hội.

"Theo tôi, sau khi Luật phòng chống tác hại rượu, bia đi vào thực tiễn, các nghành tùy vào tính chất, thực trạng sẽ đề xuất để Chính phủ có những quy định hướng dẫn cụ thể", vị luật sư nói.

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Nghị định quy định đối với cán bộ có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.

Đối với viên chức quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem