Vì sao "thần sấm" F-105 Mỹ bị hạ liên tục trong chiến tranh Việt Nam?
Vì sao "thần sấm" F-105 Mỹ bị hạ liên tục trong chiến tranh Việt Nam?
Thứ ba, ngày 20/12/2022 11:36 AM (GMT+7)
Được mệnh danh là "thần sấm", tiêm kích bom F-105 có sức cơ động cao cùng khả năng chiến đấu mạnh mẽ, nhưng thiết kế khí động học của nó có vấn đề khiến máy bay khó điều khiển, gặp nhiều tai nạn. Bên cạnh đó, "thần sấm" đã bị hoả lực phòng không Việt Nam "vít cổ" khá nhiều.
Chiếc F-105 Thunderchief (Thần sấm), thường được các đội bay gọi là "Thud", là một kiểu máy bay tiêm kích-ném bom siêu thanh được Không quân Mỹ sử dụng với số lượng lớn trong chiến tranh Việt Nam.
Thậm chí chúng đóng vai trò chủ đạo trong thời gian đầu của cuộc chiến.
Với khả năng mang nhiều bom đạn, lại đạt được tốc độ Mach 2, F-105 được Mỹ giao nhiệm vụ ném bom miền Bắc trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam.
Nhất là trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" vào cuối năm 1972, loại máy bay này đã đánh phá dữ dội các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Song giống như số phận các loại máy bay quân sự khác của Mỹ, không ít "thần sấm" F-105 đã bị phòng không Việt Nam "vít cổ". Hình ảnh một chiếc F-105 bị bắn hạ tại miền Bắc Việt Nam.
Ngoài hỏa lực mặt đất, chúng cũng bị bắn hạ bởi các tiêm kích của Không quân Việt Nam, trong đó có cả MiG-17, loại tiêm kích bị đánh giá thấp hơn đối thủ rất nhiều.
Cụ thể, ngày 4/4/1965 những chiếc MiG-17 đã lập chiến công bắn rơi 2 chiếc F-105 đầu tiên trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Tiếp theo, trong cuộc không chiến xảy ra vào ngày 17/10/1967, một chiếc F-105 Thunderchief khác đã bị trúng tên lửa không đối không từ tiêm kích MiG-21 của Việt Nam.
Chiếc F-105 được biết đến nhiều nhất trong vai trò máy bay tấn công ném bom chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam.
Đã có tới hơn 20.000 phi vụ do F-105 Thunderchief thực hiện.
Những cũng đã có tới 382 chiếc F-105 bị mất trong chiến tranh Việt Nam, chiếm gần phân nửa tổng số 833 chiếc được chế tạo.
Được biết, chuyến bay của nguyên mẫu đầu tiên YF-105A được thực hiện năm 1955 và chính thức đi vào biên chế vào năm 1958 với định danh F-105.
F-105 có chiều dài 19,6 m, sải cánh 10,6 m, chiều cao 5,9 m, trong lượng rỗng 12.4 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 23,8 tấn,
Chiến đấu cơ này được trang bị một động cơ đốt sau P&W J75 cho phép nó bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 2.08 tương đương với khoảng 2280 km/h ở độ cao 11.000 mét
Để tăng cường tầm bay, F-105 được trang bị khả năng tiếp dầu trên không, một thứ khá hiện đại vào lúc đó.
Trong chiến tranh Việt Nam, tiêm kích - bom F-105 Thunderchief thường được sử dụng với nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất do nó có khả năng mang số lượng vũ khí khá đáng nể - lên tới 6,4 tấn dưới 5 giá treo dưới thân và cánh.
Vũ khí trang bị bao gồm pháo 6 nòng “Vulcan" với cơ số đạn 1.028 viên. Khoang bom bên trong dài 4,5 mét và 5 móc treo bom bên ngoài.
Bán kính tác chiến khi mang một bom nhiệt hạch Mk.28 và ba thùng dầu phụ là 1.252 km. Với phiên bản quy ước (mang vũ khí thông thường): 16 quả bom 750 cân Anh và thùng nhiên liệu trong khoang bom, bán kính tác chiến của F-105 lúc này là 500 km.
F-105 được trang bị hệ thống ngắm bắn- điều khiển NASARR R-14A, trong đó có radar dải sóng centimet AN / AGC-19 chuyên phát hiện các mục tiêu tương phản radar trên mặt đất và hiệu chỉnh hệ thống dẫn đường Doppler.
Ngoài ra, radar trên máy bay có thể xác định cự ly từ máy bay đến mục tiêu, cảnh báo chướng ngại vật trên đường bay khi bay ở độ cao thấp và ngắm bắn mục tiêu trong các trận không chiến.
Bên cạnh đó, trong hệ thống điện tử hàng không của F-105 còn có máy tính cắt bom AN / ASG-19 kết nối với một thiết bị tự động điều khiển bay đảm bảo cho chúng có khả năng ném bom tự động cả khi đang bay ngang, hay khi đang lấy độ cao và cả khả năng “ném bom qua vai”.
Dù kỳ vọng nhiều khi phát triển, nhưng F-105 bị một số chuyên gia phân tích cho rằng thiết kế khí động học của máy bay "có vấn đề", do cánh quá ngắn khiến phi công khó điều khiển máy bay. Khi công nghệ kiểm soát điều khiển bay (fly by wire) chưa phát triển, thì việc thiết kế khí động học máy bay chiến đấu mất cân bằng tuy giúp máy bay cơ động hơn, nhưng nó cũng là thách thức cực lớn cho phi công.
Tổng cộng Mỹ đã sản xuất được 833 máy bay loại này, phần lớn trong số chúng được Mỹ xuất khẩu cho không quân các nước trên thế giới và tất cả đều được cho về hưu vào năm 1984
PV (Theo ANTĐ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.