Vì sao UAV cảm tử Lyuty Ukraine dễ dàng lọt lưới phòng không dày đặc của Nga?
Vì sao UAV cảm tử Ukraine dễ dàng lọt lưới phòng không dày đặc của Nga?
Thứ năm, ngày 04/04/2024 21:23 PM (GMT+7)
Máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lyuty là vũ khí được Lực lượng vũ trang Ukraine dùng để tập kích các nhà máy lọc dầu Nga. Câu hỏi đặt ra là tại sao loại UAV này lại có thể dễ dàng lọt lưới phòng không dày đặc của Nga?.
Vì sao UAV cảm tử Lyuty với kích thước khá lớn và tốc độ chậm lại dễ dàng vượt qua lưới lửa phòng không dày đặc của Nga để tấn công chính xác mục tiêu là câu hỏi cần có lời giải đáp, và mới đây một vài giả thuyết đã được đưa ra. Theo Defense Express.
Kênh truyền hình Mỹ CNN sau khi tham khảo nguồn tin riêng của mình đã nhận định: “UAV cảm tử tầm xa Lyuty của Ukraine được dẫn đường tới mục tiêu với độ chính xác cao nhờ tích hợp mạch trí tuệ nhân tạo”. Theo Defense Express.
Từ đường bay của chiếc UAV khi tấn công nhà máy lọc dầu Ryazan vừa qua có thể nhận định rằng hệ thống trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quyết định, bởi các thao tác vận động linh hoạt như vậy không thể do con người cách đó cả ngàn km điều khiển. Theo Defense Express.
Người đối thoại của CNN - nằm trong nhóm thiết kế máy bay không người lái cảm tử của Ukraine khẳng định trí tuệ nhân tạo cài đặt trong hệ thống điều khiển cho phép chiếc UAV định hướng và tránh chướng ngại vật trên đường đi. Theo Defense Express.
"Độ chính xác trong quá trình tấn công mục tiêu được đảm bảo nhờ mạch trí tuệ nhân tạo tích hợp trong hệ thống điều khiển. Mỗi máy bay không người lái đều có một máy tính bên trong chứa dữ liệu vệ tinh và địa hình". Theo Defense Express.
"Mỗi chuyến xuất kích đều được chúng tôi khảo sát kỹ lưỡng, những chiếc UAV này tuân theo kế hoạch lập sẵn để có thể bắn trúng mục tiêu với vòng tròn sai số (CEP) chỉ khoảng vài mét”, người đối thoại của CNN giải thích. Theo Defense Express.
Với thông tin trên nhiều khả năng chiếc UAV cảm tử nói trên có thể điều chỉnh đường bay trong thời gian thực, so sánh các vật thể nhìn thấy trước mặt nó với bản đồ được cài sẵn trong bộ nhớ, do vậy Lyuty sẽ tự động tìm và phá hủy mục tiêu được lựa chọn. Theo Defense Express.
Sự tồn tại của một hệ thống dẫn đường cực kỳ tinh vi, giúp các đòn tấn công của UAV cảm tử Lyuty có độ chính xác rất cao. Theo Defense Express.
Trong cuộc tấn công mới nhất, máy bay không người lái Lyuty chẳng những xác định chính xác tọa độ mặt đất của các tháp tinh chế trong nhà máy lọc dầu mà còn thực hiện đòn kết liễu với độ chính xác cực kỳ cao, nhằm đúng vị trí dễ tổn thương nhất. Theo Defense Express.
Điều này khẳng định giả thuyết về sự tồn tại của một chiếc camera kỹ thuật số đặt ở phần mũi của chiếc máy bay không người lái cảm tử mà một số chuyên gia quân sự phương Tây đã dự đoán trước kia. Theo Defense Express.
Ngoài độ chính xác, trí tuệ nhân tạo còn khiến UAV cảm tử Lyuty hoàn toàn "miễn nhiễm" với các hệ thống tác chiến điện tử "độc nhất vô nhị" của Nga, vốn có khả năng thay thế tín hiệu GPS làm chệch hướng bay của máy bay không người lái. Theo Defense Express.
Theo nhà sản xuất, máy bay không người lái tầm xa Lyuty có trọng lượng 250 - 300 kg với khả năng mang đầu đạn nặng tới 50 kg vượt qua khoảng cách hơn 1.000 km. Theo Defense Express.
Đầu đạn của máy bay không người lái này là loại nổ phá mảnh với khối kim loại có sẵn rãnh, nhằm tăng hiệu quả chiến đấu. Theo Defense Express.
Theo trang Ukrainian Pravda, các cuộc tấn công sử dụng UAV cảm tử Lyuty nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga được giám sát bởi hai cơ quan đặc biệt đó là Tổng cục Tình báo và Cơ quan An ninh Ukraine. Theo Defense Express.
Hiện tại phòng không Nga vẫn chưa biết làm cách nào ngăn chặn phương tiện tấn công khá rẻ tiền, có giá thành chỉ khoảng 200 nghìn USD này của Ukraine. Theo Defense Express.
PV (Theo ANTĐ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.