Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên

Thứ hai, ngày 29/03/2021 11:00 AM (GMT+7)
Không chỉ có xe buýt BRT bị các phương tiện khác lấn làn mà trong tình huống bất đắc dĩ bị tắc đường vào giờ cao điểm thì không ít tài xế xe buýt nhanh BRT cũng phải điều khiển xe chạy sang làn thông thường với hy vọng có thể đi nhanh hơn.
Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 1.

Từ năm 2017, tuyến xe buýt nhanh BRT số 1 đã đi vào hoạt động với kỳ vọng là phương tiện giao thông công cộng có sức chuyên chở lớn, vận hành liên tục, có khả năng thay thế phương tiện cá nhân, đạt tốc độ cao và trên hết là giảm ùn tắc giao thông.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 2.

Tuy nhiên, suốt 5 năm triển khai, những gì người dân Hà Nội được chứng kiến lại là cảnh xe buýt nhanh BRT đứng chen chúc cùng các phương tiện khác trong cảnh ùn tắc đường vào giờ cao điểm.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 3.

Theo ghi nhận, trong khung giờ cao điểm từ 7h30 đến 8h sáng trên tuyến đường Lê Văn Lương, những đoạn có xe buýt nhanh BRT đi qua luôn rơi vào tình trạng ùn ứ, thậm chí là thường xuyên tắc nghẽn nếu không có lực lượng chức năng điều tiết giao thông.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 4.

Chiếm dụng 1/3 mặt đường và đi qua nhiều ngã tư, xe BRT khiến cho tất cả những con đường trên hành trình mà nó đi qua trở thành những điểm ùn tắc mới.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 5.

Được đầu tư lên tới cả nghìn tỉ đồng nhưng thực tế thời gian qua cho thấy hiệu quả của BRT không hơn gì xe buýt thường.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 6.

Sau 5 năm triển khai, xe buýt nhanh BRT bị nhiều người đánh giá là một dự án thất bại.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 7.

Các phương tiện khác thường xuyên lấn làn ưu tiên của BRT vào giờ cao điểm khiến cho hiệu quả của xe buýt nhanh không thể đạt được như kỳ vọng.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 8.

Hàng ngày đi làm qua tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, chị Trần Kiều Trang (Lê Trọng Tấn, Hà Nội) cho biết những lúc tắc đường chị thường xuyên phải đi vào làn ưu tiên cho xe BRT. "Đường tắc, thấy làn BRT thông thoáng nên tôi chuyển làn đi cho nhanh không muộn giờ làm. Tôi nghĩ nhiều người khác rơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ làm như tôi", chị Trang chia sẻ.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 9.

Nhiều thời điểm bị các phương tiện khác chiếm hoàn toàn làn đường ưu tiên, không ít tài xế xe BRT chán nản điều khiển xe đi sang làn thông thường.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 10.

Sau 5 năm đi vào hoạt động, xe buýt nhanh BRT cũng nhiều lúc phải "bỏ cuộc" trên chính làn đường ưu tiên của mình, chịu chung số phận như các phương tiện khác mỗi khi tắc đường.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 11.

Ròng rã 5 năm qua, tuyến BRT 15km đầu tư cả nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới không giải quyết được tình trạng ùn tắc.

Xe buýt nhanh BRT "nhảy" sang làn xe thường, bỏ đường ưu tiên - Ảnh 12.

Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt rất nhiều đồ án quy hoạch mới, mạng lưới giao thông đô thị cũng sẽ phải dịch chuyển, thay đổi theo. Việc có tiếp tục triển khai mạng lưới BRT theo quy hoạch của Thủ đô tới 2030, tầm nhìn 2050 hay không là việc cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

 

Trọng Hiếu
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem