Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 1.

Bất kể nắng mưa, nóng lạnh, dù là ban ngày hay nửa đêm, bất kể khoảng cách xa xôi, bất kể trèo đèo hay lội suối, chỉ cần có sản phụ nào trở dạ là ông đỡ Hà Văn Sằng (58 tuổi, trú tại bản Tân Hương, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lại xách túi đồ nghề đến tận nhà đỡ đẻ.

Nơi ông Sắng sinh sống là bản người Thái, nằm lọt giữa những quả đồi, cách trung tâm xã gần 10km đường núi.

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 2.

Suốt 30 năm qua, bất kể nắng mưa, nóng lạnh, dù là ban ngày hay nửa đêm, bất kể khoảng cách xa xôi hay trèo đèo lội suối, chỉ cần có sản phụ nào trở dạ là ông đỡ Hà Văn Sằng lại xách túi đồ nghề đến tận nhà đỡ đẻ.

Ông Sằng chia sẻ, trước kia nơi ông sinh sống vô cùng khó khăn, đường sá đi lại khó khăn nên cuộc sống của dân bản rất nghèo đói. Ông cũng không có điều kiện đi học, chỉ học hết lớp 4 là ở nhà làm rẫy. Ông từng chứng kiến nhiều trường hợp phụ nữ khó sinh, lại không có nhân viên y tế giúp đỡ nên cả mẹ lẫn con đều tử vong hay những đứa trẻ vì chào đời trong hoàn cảnh thiếu thốn mà nhiễm trùng, chỉ sống được vài ngày, vài tháng.

Do đó, vào năm 1987, khi địa phương có chương trình cử người tham gia khóa đào tạo sơ cấp y tá ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) và bà con trong bản cùng lãnh đạo địa phương tin tưởng cử đi học, ông Sằng đã đồng ý ngay. Lúc đó, ông muốn học một ít kiến thức về khám chữa bệnh để cứu giúp chính người thân, dân làng mình, cứu lấy chị, em, cháu của mình.

"Khi ấy dân bản còn nghèo và khó khăn lắm, lúc ốm đau, bệnh tật phải vượt hơn 7km đường rừng mới xuống trạm y tế xã để thăm khám được. Vì vậy, khi được cử đi học, tôi đã mạnh dạn tham gia với mong muốn sau này khi trở về bản sẽ giúp mọi người được phần nào đó", ông Sằng cho biết.

Từ bản xuống huyện Quan Hóa cách nhau hơn 100km, không có phương tiện di chuyển, ông Sằng chỉ có thể đi bộ. Ông Sằng mất gần một năm trời cơm đùm cơm nắm, đi bộ hàng trăm cây số để học nghề y.

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 3.

Nhớ lại lần nhận ca đỡ đẻ đầu tiên trong bản, ông Hà Văn Sằng vẫn còn thấy run.

Đầu năm 1988, ông Sằng kết thúc khóa đào tạo, trở về ông làm cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe, tư vấn, khám bệnh cho người dân ở bản Tân Hương, dần dần trở thành "ông đỡ thôn bản" được bà con yêu quý, tin tưởng. Nhớ lại lần nhận ca đỡ đẻ đầu tiên trong bản, ông Hà Văn Sằng vẫn còn thấy run.

"Dù đã được các thày giảng kỹ nhưng tôi chưa thực hành bao giờ. Tối hôm đó, vào năm 1995, trong bản có một sản phụ chuyển dạ sinh con vào ban đêm, nếu dùng cáng chuyển ra trạm y tế xã thì quá xa, đường rừng núi rất nguy hiểm nên gia đình sản phụ có đến nhà nhờ tôi đỡ đẻ.

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 4.

Bộ dụng cụ, đồ nghề đơn sơ ông Sằng luôn mang theo bên mình.

Lúc ấy tôi đang ăn cơm, vội vàng bỏ bát xuống, tôi cùng người nhà chạy về thăm khám cho sản phụ. Khi đó là lần đầu tiên đỡ đẻ nên tôi cũng rất hồi hộp và lo lắng. Khi đến nhà, thấy sản phụ đã gần sinh, tôi cố gắng trấn an sản phụ, dặn gia đình chuẩn bị nước ấm, thắp thêm đèn dầu cho sáng rồi tiến hành đỡ đẻ,

Rất may, ca đỡ đẻ "đầu tay" đó rất thuận lợi, mất chừng 30 phút, cháu bé sinh ra nặng 3,2kg, là con trai đầu lòng của cặp vợ chồng người Mông. Lúc bấy giờ dụng cụ y tế sơ sài, sau khi bé chào đời, tôi phải dùng thanh nứa tiệt trùng để cắt dây rốn, dùng dây gai thắt rốn cho cháu. Khi ca đỡ đẻ thành công, mẹ tròn con vuông tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Khoảnh khắc đón đứa trẻ chào đời tôi thực sự xúc động và càng cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa, ông Sằng nhớ lại.

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 5.

Với 40 năm hành nghề chăm sóc sức khỏe cho dân bản và 30 năm làm ông đỡ, ông Sằng vẫn giữ thói quen ghi lại danh sách những lần đỡ đẻ vào sổ theo dõi. 30 năm qua, ông Sằng đã đỡ đẻ cho gần 100 sản phụ "mẹ tròn con vuông" tại bản Tân Hương và các bản lân cận ở xã Tam Chung.

Chỉ cần có người dân cần giúp đỡ, không quản ngày đêm, ông Hà Văn Sằng vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ. Có những lần, ông phải trèo núi, đi bộ sâu vào tận nương rẫy để đỡ đẻ cho những sản phụ "đẻ rơi" trên nương. Có ca ngôi thai ngược, ông Hà Văn Sằng đỡ đẻ đến rạng sáng mới về nhà. Công việc vất vả nhưng gần 30 năm qua, ông vẫn tình nguyện giúp đỡ các sản phụ vùng cao mà không hề lấy công.

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 6.
Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 7.

Sau mỗi ca đỡ đẻ, ông Sằng đều cẩn thận ghi vào sổ theo dõi.

Do đó, thi thoảng trên đường đỡ đẻ trở về, ngoài túi thuốc, ông Sắng còn có thêm bó rau, cân gạo, cân măng mà bà con tự trồng trọt, thu hái và tặng cảm ơn ông đỡ.

Hàng ngày, ông cũng tranh thủ đến từng nhà dân để tư vấn sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, vận động sản phụ tham khảo thêm kiến thức sinh sản, khi cần thiết cần phải đến bệnh viện để thăm khám, điều trị.

Theo ông Sằng, với công việc hiện tại, ông đang hưởng mức trợ cấp gần 1 triệu đồng/tháng. Mặc dù mức thu nhập tương đối thấp, nhưng với đam mê, ông vẫn luôn nhiệt huyết với nghề để góp sức mình giúp cuộc sống người dân địa phương đổi thay.

"Thù lao lớn nhất mà tôi muốn nhận chính là những bà mẹ vượt qua nguy hiểm và sinh con thành công, là những sinh mệnh chào đời khỏe mạnh, là tiếng khóc mạnh mẽ của đứa trẻ, là nụ cười mãn nguyện của gia đình đón thêm thành viên mới. Tôi sẽ còn tiếp tục gắn bó với nghề ông đỡ, là người chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cho đến khi nào người dân còn cần, sức khỏe còn cho phép", ông Sắng cười rạng rỡ.

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 8.

Ông nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp ban ngành.

Ông Lương Văn Phèn, Trưởng bản Tân Hương, xã Tam Chung, huyện Mường Lát cho biết, cả bản có 48 hộ với 216 nhân khẩu.

"Trước đây, khi chưa có cán bộ y tế cắm bản, mỗi lần có người sinh con, chúng tôi phải nhờ thanh niên khiêng từ bản ra trung tâm xã đi đẻ. Từ khi có ông Hà Văn Sằng, người dân chúng tôi cảm thấy yên tâm và đỡ vất vả hơn nhiều. Ông Sằng là người có nhiều kinh nghiệm đỡ đẻ, nhiệt tình và tận tụy về công việc khiến người dân rât an tâm", ông Phèn nói.

Chia sẻ thêm, ông Hà Văn Oái, Trưởng Trạm Y tế xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Sắng là 1 trong 7 cô đỡ thôn bản của xã Tam Chung.

Cô đỡ, ông đỡ thôn bản như cánh tay nối dài, hỗ trợ cho đơn vị rất nhiều trong việc tư vấn, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Thời gian qua, đơn vị và địa phương cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao kiến thức chuyên môn đối với các cán bộ y tế cắm bản".

Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, ông Sằng tỉ mỉ, trân trọng sắp xếp lại những dụng cụ hành nghề gắn bó với ông đã hàng chục năm nay như máy đo tim thai, dụng cụ đo huyết áp, cặp nhiệt độ… Với ông, chúng đã trở thành "đồng nghiệp" thân thiết, sẵn sàng trợ giúp ông trong việc đỡ đẻ và chăm sóc sức khỏe nhân dân… Ông xếp đồ nghề vào túi và sẵn sàng lên đường khi có người dân yêu cầu…

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Hà Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Hà Văn Sằng là người nhiệt tình trong công việc, luôn tận tình chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ông Sằng được mọi người trong bản yêu mến. Trong những năm qua, nhờ các chính sách ưu đãi của nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống bà con có nhiều thay đổi, công tác chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm.

Đặc biệt, ở những thôn, bản xa xôi, khó khăn, vùng biên giới, đội ngũ "cô đỡ thôn bản" như ông Sằng luôn hết mình trong công việc. Nhờ có ông Sằng và những cô đỡ thôn bản khác mà lệ tử vong của bà mẹ, trẻ sơ sinh ở các vùng sâu, vùng xa của Thanh Hóa đã giảm rõ rệt, đồng thời cải thiện công tác chăm sóc trước, sau sinh, giảm chuyển tuyến và giảm ca tai biến…

Bí mật bên trong phòng khám hoạt động bằng… tình yêu (kỳ 3): "Cứu tinh" của hàng trăm đứa trẻ - Ảnh 9.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem