Cận cảnh mực nước sông Hồng so với mặt cầu Long Biên và Chương Dương chiều tối nay, ngày 10/9

Thứ ba, ngày 10/09/2024 17:48 PM (GMT+7)
Mực nước sông Hồng ngày càng dâng cao, lực lượng chức năng đã cấm các phương tiện qua cầu Long Biên. Trước đó, nhiều người dân ở khu vực phường Chương Dương (Hà Nội) hối hả đưa tài sản, hàng hóa ra khỏi vùng ngập.
Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 1.

Lúc 17h chiều nay, nước lũ sông Hồng đang dâng ngày càng cao.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 2.

Hình ảnh tại cầu Long Biên chiều nay.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 3.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội cấm người đi bộ, phương tiện tham gia giao thông qua cầu Long Biên từ chiều 10/9 để đảm bảo an toàn. Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 4.

Toàn cảnh cầu Chương Dương lúc 17h15 phút chiều nay.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 5.

Theo nhà chức trách, mực nước sông Hồng sẽ còn lên cao trong chiều và tối nay (10/9).

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 7.

Hiện người dân tại khu vực phố Chương Dương Độ nhiều người dân ven khu vực sông Hồng hối hả di chuyển hàng hóa, tài sản thoát ngập... Một người đàn ông đằm mình cả tiếng đồng hồ để cố gắng cứu chiếc xích lô trên bờ.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 9.

30 phút sau, người đàn ông được người dân lại trợ giúp để cứu chiếc xích lô lên cao.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 10.

Phải mất một giờ đồng hồ, nhờ có sự trợ giúp của mọi người, chiếc xích lô mới được vớt lên bờ thành công.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 11.

Cũng theo người dân, cả đêm qua, nhiều người đã phải di chuyển xe của mình từ bãi đỗ xe đi khu vực khác để tránh nước ngập.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 13.

Tất cả đều đang chạy đua với dòng nước lũ.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 14.

Các chuyến hàng hóa chở bằng thuyền liên tục được di chuyển lên bờ để tránh bị ngập nước.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân đằm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ để cứu tài sản - Ảnh 16.

Dưới dòng nước, lực lượng quân đội liên tục làm nhiệm vụ tuần tra, sẵn sàng hỗ trợ người dân bất cứ lúc nào. Người dân cho hay, trận lụt lớn nhất tại đây xảy ra vào năm 1996. Thời điểm đó nước ngập lên đến khu vực cửa khẩu, cơ quan chức năng phải đóng cửa khẩu để ngăn nước vào trong, tránh ngập cho khu vực nội thành.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công điện số 14/CĐ-UBND ngày 10/9/2024 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, do mưa to và dông lốc, đổ nhiều cây xanh, ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật, ngập úng cục bộ. Dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, mức nước trên các tuyến sông đang tiếp tục dâng cao, kèm theo mưa lớn, nhất là các khu vực miền núi, có nguy cơ tác động ảnh hưởng mất an toàn đến các công trình vượt sông.

Để đảm bảo cho Nhân dân đi lại an toàn, thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ ảnh hưởng tác động và đảm bảo an toàn khai thác đối với các công trình cầu trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ các ông trình cầu đang khai thác trên địa bàn quản lý. Kịp thời phát hiện đưa ra biện pháp xử lý đối với công trình có nguy cơ mất an toàn. Đặc biệt, căn cứ thực tế hiện trạng công trình, tình hình nước lũ, quyết định việc tạm dừng hoạt động khai thác kịp thời đối với cầu không đảm bảo hoặc có nguy cơ mất an toàn.

Theo dõi, giám sát thường xuyên tình hình nước lũ trên các tuyến sông, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến khả năng khai thác các công trình cầu vượt sông để đưa ra cảnh báo, biện pháp phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, dừng hoạt động khai thác để tiến hành sửa chữa, cải tạo. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương tổng hợp danh sách cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, thay mới để phối hợp với Sở GTVT khi phát sinh sự cố.

Công Khoa

Khổng Chí
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem