Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Năm 2022, tôi cho là 1 năm khó đoán định đầy thách thức, có thể Covid-19 chỉ là mới bắt đầu nhưng cũng có thể là giai đoạn chuẩn bị kết thúc. Tùy thuộc vào dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ thay đổi và cơ hội, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp khó đoán định. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm ứng phó của Covid-19 trong nửa cuối năm 2021 chúng ta vẫn tăng trưởng rất nhanh vào quý IV, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 600 tỷ USD vào năm 2021, tăng trên 22%,…
Đó là dẫn chứng cho thấy, ngay trong lúc khó khăn nhất vẫn có rất nhiều cơ hội. Việt Nam là nền kinh tế mở, doanh nghiệp Việt Nam chúng ta có một sự linh hoạt, khả năng ứng phó tốt. Vì vậy, nếu chúng ta nắm bắt tốt cơ hội, theo tôi năm 2022 cơ hội vẫn nhiều hơn khó khăn. Các doanh nghiệp có thể đặt nền móng cho những tham vọng phát triển của những năm tiếp theo để không chỉ hoàn thành các mục tiêu 5 năm mà cũng có thể ngắm đến mục tiêu 10 năm ngay từ năm 2022 này.
Việt Nam đã và đang sống trong bối cảnh "bình thường mới", số lượng ca mắc Covid-19 vẫn có, nhưng độ bao phủ vaccine đã ngày càng mở rộng, sẽ nhanh chóng tạo thành miễn dịch cộng đồng. Vì thế, các doanh nghiệp chắc chắc sẽ quay trở lại hoạt động, kinh doanh, sản xuất một cách tích cực hơn trong năm 2022.
Không phải tôi quá lạc quan về tình hình kinh tế trước khó khăn của dịch bệnh, nhưng đây là xuất phát từ đặc thù của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này có sự hoạt động rất uyển chuyển, có thể chuyển ngành chuyển nghề rất nhanh, lại hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nên nếu ngành này khó khăn, đóng cửa thì họ sẽ nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực khác. Vì vậy, với quốc gia có số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa, cộng thêm khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể như Việt Nam - sẽ tạo thành đà phục hồi nhanh chóng khi khối doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng vững. Qua đó tạo sự ổn định cho kinh tế, an sinh xã hội.
Tôi nghĩ năm 2022 sẽ là năm bản lề của Việt Nam vì chúng ta đã trải qua năm 2021 ít nhiều như đã dừng lại. Chính vì vậy năm 2022 hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch tăng tốc với kỳ vọng sẽ lấy lại những gì đã mất của 2021 và hồi phục như trước dịch. Bởi nếu 2022 không lấy lại để cân bằng được như trước dịch thì tỷ lệ 'rơi rớt' của doanh nghiệp sẽ rất nhiều và một phầnrất ít các doanh nghiệp có thể tồn tại được. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực 100% - 200% so với trước.
Riêng Nam Thái Sơn, mục tiêu là hồi phục như trước dịch, ví dụ trước dịch là A, năm 2021 chỉ là 30%A thì năm 2022 phải quay về A, tức là phát triển thêm 70% - tức là nỗ lực rất lớn. Hiện tại doanh nghiệp mới chỉ đang hoạt động được khoảng 50%A và chúng ta tăng trưởng 1 năm khoảng 10%, bình thường tính sự tăng trưởng của doanh nghiệp 7 – 8%, chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng tới 50% là cả một sự nỗ lực lớn, rất khó đối với doanh nghiệp, không làm được chúng ta sẽ không hoạt động được vì ngân hàng họ thấy rằng DN đang hoạt động ở mức A bây giờ chỉ 50%, ngân hầng thu hồi vốn tín dụng, nhà cung cấp không cung cấp hàng hóa đang lớn thành bé và người lao động không kỳ vọng vào DN bé đi và sẽ rời bỏ DN.
Với khoảng thời gian chịu tác động của dịch bệnh quá dài như vừa qua, chúng tôi cũng có niềm tin và lạc quan với sự điều hành của Chính phủ như Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để chúng ta một mặt đảm bảo an toàn cho người dân, một mặt phục hồi sức khỏe của doanh nghiệp. Tôi cũng hy vọng trong thời gian tới với chính sách điều hành linh hoạt, an toàn hiệu quả của Chính phủ thì cộng đồng doanh nghiệp cũng sẽ có niềm tin để có thể khôi phục sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt là với các chính sách hỗ trợ như giảm lãi suất, bình ổn được lạm phát cũng như duy trì được tỷ giá hối đoái, sẽ giúp các doanh nghiệp như chúng tôi ít nhất có được nền tảng ổn định để thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp năm 2022. Mặc dù nhìn nhận định năm 2022 vẫn là một năm khó đoán, nhưng với 2 năm trải qua Covid-19 tôi cho rằng đại dịch sẽ phải đến lúc chấm dứt và hiện nay với nhiều chỉ đạo của Chính phủ cùng với nỗ lực trụ vững của cộng đồng doanh nghiệp trong 2 năm được cho là khó khăn nhất 2020 – 2021.
Bước sang thềm năm mới 2022, chúng tôi kỳ vọng một năm tươi sáng, hồi phục tăng tốc để phát triển vì với 2 năm vừa qua chúng tôi đã trụ vững qua đại dịch, với tín hiệu tương đối tốt vào thị trường từ quý IV trở lại đây, những khó khăn có thể kiểm soát được chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào năm 2022. Chính vì vậy, May 10 đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng đến 30% của năm 2022 so với năm 2021.
Tôi thấy rằng năm 2022 sẽ là cơ hội bứt phá nếu như chúng ta có sự chuẩn bị kỹ càng kể cả về nguồn lực, đặc biệt là tài chính thì chắc chắn sẽ thành công. Hơn nữa, chúng ta cũng đã quen vơi 2 năm "chống chọi" với Covid-19, tôi tin rằng năm 2022 các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội bứt phá hơn. Tuy nhiên, về cơ chế chính sách, tôi kỳ vọng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ người lao động quay trở lai làm việc thông qua các quỹ lao động, cụ thể là hỗ trợ đào tạo tái lao động lại những người ở những ngành khác sang ngành mình. Hai là, nếu như có được chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ vững vàng hơn và đảm bảo thêm cho người lao động trong giai đoạn khó khăn này.
Tôi cho rằng năm 2022 thách thức đối với các doanh nghiệp rất là nhiều. Bởi sau đại dịch, các doanh nghiệp đề nhìn thấy các bất cập trong quá trình phát triển như chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, nguồn lao động, năng lực tài chính, quản trị điều hành, hệ sinh thái,… Từ những bất cập đó, chúng tôi xây dựng các chiến lược phát triển, lên những kế hoạch hành động cụ thể để bù đắp lại cho khoảng thời gian giãn cách trong năm 2021. Cũng trong năm 2021, các doanh nghiệp doanh nhân đều có thời gian nhìn lại và không làm được nhiều việc giống như lò xo nén, có rất nhiều cơ hội bật dậy trong năm 2022.
Năm 2022, tôi mong rằng Chính phủ, các Bộ ban ngành sẽ có những giải pháp hỗ cho doanh nghiệp Việt Nam về tài chính, hệ sinh thái, chuỗi cung ứng và đặc biệt nhất là cải cách nhanh hơn nữa thủ tục hành chính để đẩy nhanh hơn tiến độ của tất cả các dự án để bứt phá mạnh mẽ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.