Trước thềm hội nghị, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt đã trao đổi với đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Thưa Chủ tịch, năm 2024 là lần thứ 6, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024. Chủ tịch đánh giá thế nào về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này?

- Tiếp nối thành công của 5 lần tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân trước đây, đặc biệt thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị đối thoại năm 2022, đó là đề nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại thường niên; mới đây nhất tại Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trong đó có nhiệm vụ: Lãnh đạo cấp uỷ đảng, chính quyền định kỳ làm việc với Hội Nông dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động Hội; hằng năm tổ chức hoạt động đối thoại với nông dân và Hội Nông dân.

Trên cơ sở đó, năm 2024, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 6, năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 diễn ra vào thời điểm nhiều ý nghĩa và rất quan trọng, khi nước ta đang chuẩn bị đầy đủ thời cơ, điều kiện thuận lợi để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đồng thời, tạo cơ sở để có kết quả tổng kết, từ đó đưa ra những dự báo, nhận định, xây dựng chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh các địa phương đang chuẩn bị công tác Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2026- 2031).

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 5.

Do đó, việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân Việt Nam năm 2024 có ý nghĩa rất lớn và rất cần thiết để Thủ tướng Chính phủ trực tiếp lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Hội nghị cũng là cơ sở thực tiễn để góp phần xây dựng nội dung Dự thảo Văn kiện Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV (nhiệm kỳ 2026- 2031) của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hội nghị được tổ chức cũng nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 69/NQ-CP, ngày 11/5/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Quyết định 182/QĐ-TTg ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 6.

Đồng chí Lương Quốc Đoàn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Nông dân Việt Nam xuất sắc Đặng Văn Bảy ở Bến Tre. Ảnh: Huỳnh Xây

Vì sao chúng ta lại lấy chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới" tại Hội nghị đối thoại năm nay, thưa Chủ tịch?

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và luôn thống nhất về chủ trương, chính sách để phát triển. Đại hội XIII của Đảng đã xác định xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Cụ thể Nghị quyết Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20- NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình hình mới. Trong đó, đã nhấn mạnh đến việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người nông dân ngày càng cao, hướng tới cuộc sống phồn vinh, ấm no và hạnh phúc.

Như chúng ta đã biết, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước ta đang có đủ thời cơ, thuận lợi để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong đó, theo tôi người nông dân cũng hòa chung vào bước chuyển đó của đất nước, bởi như Nghị quyết số 19 đã đặc biệt nhấn mạnh, người nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản nước ta đạt tới 62,5 tỷ USD, xuất siêu đạt 17,9 tỷ USD và tất nhiên người nông dân có đóng góp vai trò rất lớn vào những con số, kết quả đó.

Để tiếp tục động viên, cổ vũ, khuyến khích người nông dân không ngừng đổi mới, sáng tạo, vươn lên dám nghĩ, dám làm, việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân với chủ đề trên để chuyển tải thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về sự quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Trước hết là sự quan tâm mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn của các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền đối với tổ chức Hội Nông dân, các hoạt động của Hội và khát vọng của người nông dân vươn lên làm giàu. 

Qua tổ chức các Hội nghị đối thoại, chúng ta thấy rất rõ người nông dân cảm thấy rất phấn khởi, sự đồng thuận cao, niềm tin tưởng sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khát vọng của mình. Thông qua đó, người nông dân nỗ lực cố gắng vươn lên, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp và ngày càng gắn bó hơn với tổ chức Hội Nông dân để thực hiện khát vọng làm giàu.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 7.

Thông qua các kỳ Hội nghị đối thoại với Thủ tướng, chúng ta thấy rằng rất đông đảo lực lượng nông dân đã có tư duy, có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc thực hiện khát vọng làm giàu. Tôi đi các đi phương, các cơ sở, các đại biểu, đặc biệt là các đại biểu nông dân được tham gia đối thoại với Thủ tướng, thấy họ có niềm tin mãnh liệt và họ cũng là những hạt nhân lan tỏa tới nhiều nông dân khác cùng có thêm niềm tin, quyết tâm, sự nỗ lực, tự chủ, tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Xin Chủ tịch cho biết nét mới trong việc tổ chức Hội nghị đối thoại năm nay là gì và dự báo sau Hội nghị, sẽ có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn?

Để tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực của Hội nghị đối thoại năm 2024, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động trước Hội nghị. Cụ thể, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức 02 Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ NNPTNT" Lắng nghe nông dân nói và "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường" Lắng nghe nông dân nói vào tháng 10 và tháng 11/2024 với sự tham dự của hàng trăm nông dân, hợp tác xã, cùng các đại biểu tại mỗi diễn đàn.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 8.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 9.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 10.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 11.

Trước thềm Hội nghị đối thoại, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức 02 Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ NNPTNT" Lắng nghe nông dân nói và "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường" Lắng nghe nông dân nói vào tháng 10 và tháng 11/2024 với sự tham dự của hàng trăm nông dân, hợp tác xã, cùng các đại biểu tại mỗi diễn đàn.

Việc tổ chức các Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" là nội dung đổi mới trong công tác truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã tạo sự đồng thuận, tin tưởng, phấn khởi, đặc biệt, tạo sự hăng hái trong lao động, sản xuất của cán bộ, hội viên nông dân cả nước, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững. Việc tổ chức Diễn đàn, giúp lãnh đạo các Bộ, ngành kịp thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, đề xuất của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đối với những lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành, từ đó kịp thời tháo gỡ, chia sẻ, giải đáp, thông tin đến nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, không đẩy những vấn đề cụ thể của ngành, lĩnh vực vượt cấp lên Trung ương, Chính phủ.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 12.

Cũng trong thời gian qua, thực hiện kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ bản UBND 63 tỉnh, thành phố đều đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đối thoại với nông dân. Vì thế, các vấn đề liên quan đến địa phương, thuộc thẩm quyền của địa phương đã cơ bản được giải quyết, tháo gỡ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống, thu nhập của người nông dân.

Dự kiến, sau Hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ có báo cáo tổng hợp, tổng kết các vấn đề từ thực tiễn nông dân hỏi, có ý kiến để tham gia góp ý vào xây dựng dự thảo Văn kiện Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng về "Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững; xây dựng người nông dân văn minh; nông thôn kiểu mẫu, đáng sống".

Thưa Chủ tịch, xin Chủ tịch chia sẻ các vấn đề lớn mà người nông dân kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lần này?

Để chuẩn bị Hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của bà con nông dân, các hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, có kênh từ Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố, từ hai Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói", từ các chuyên mục "Lắng nghe nông dân", "Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng" trên Báo điện tử Dân Việt và qua các kênh tiếp nhận khác. Kết quả, đã có khoảng 2.000 câu hỏi, ý kiến, đề xuất được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 13.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 14.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 15.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Thủ tướng đối thoại với nông dân, để vững tin bước vào kỷ nguyên mới - Ảnh 16.

Qua tổ chức các Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại, người nông dân cảm thấy rất phấn khởi, sự đồng thuận cao, niềm tin tưởng sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khát vọng làm giàu của mình.

Tổng hợp từ các vấn đề mà nông dân nêu, chúng tôi đã có báo cáo Thủ tướng các vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ hai: Xây dựng quy hoạch các vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường đối với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia. Cơ chế, chính sách để hướng tới mục tiêu Netzero, triển khai Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải; phát triển tín chỉ carbon.

Thứ ba: Cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, các HTX tại các vùng chuyên canh, nhất là đối với người trồng lúa; hỗ trợ thúc đẩy tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; mở rộng đối tượng bảo hiểm nông nghiệp.

Thứ tư: Giải quyết và tháo gỡ những hàng rào kỹ thuật, các tranh chấp pháp lý quốc tế, đảm bảo hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản. Chính sách về tiếp tục khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đối với các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa chịu ảnh hưởng do thiên tai và cơn bão Yagi.

Thứ năm: Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn (tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội).

Thứ sáu: Cơ chế, chính sách để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án, kế hoạch được nêu tại Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội NDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Đây là những kiến nghị, tôi cho rằng rất phù hợp, rất đúng và rất trúng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong kỳ đối thoại lần này.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch!


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem