Cổng tam quan làm bằng đá trăm tuổi "hiếm có khó tìm" tại Việt Nam
Video: Cổng tam quan tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Cổng tam quan làm bằng đá trăm tuổi là một dạng công trình cổ "hiếm có khó tìm" ở Việt Nam, hiện đang được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng lịch sử Quốc gia (Hà Nội).
Đây từng là cánh cổng của một khu lăng mộ dành cho giới quý tộc ở Hải Phòng, có niên đại vào thời Lê - Nguyễn (khoảng cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19).
Cổng tam quan này được tạo bởi bốn trụ đá, hai trụ giữa được làm dạng trụ kép, cao hơn hai trụ bên.
Cổng tam quan bằng đá trăm tuổi này được trang trí những đề tài phong phú như Bát Tiên, chữ Thọ, tứ linh, hoa lá, chim thú...
Trong không gian kiến trúc truyền thống của người Việt như đình, đền, chùa, lăng tẩm..., tam quan là lối vào gồm 3 cửa, mang nhiều ý nghĩa tinh thần đặc biệt. Trong đó ý nghĩa phổ biến nhất của kiến trúc cổng tam quan đó là tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm “hữu quan”, “không quan” và “trung quan” . Trong đó “hữu quan” là thể hiện cái sắc (giả), “không quan” là tượng trưng cho cái không (vô thường) và “trung quan” là thể hiện sự trung dung của cả hai yếu tố sắc và không.
Hình tượng Bát Tiên được tạo tác rất sinh động, góp phần làm nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của cánh cổng cổ xưa.
Phía trên, nối liền bốn trụ là những chiếc xà được cách điệu làm trán cổng.
Cũng có một thuyết khác lý giải rằng cổng tam quan là ý niệm về ‘tam giải thoát môn” bao gồm các cửa vô tác, vô tướng và vô không để có thể bước vào cõi Niết Bàn. Chỉ khi con người hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát khỏi được những sân si, oán hận, đau khổ để tìm được sự bình yên, an lạc trong tâm hồn.
Công trình cổ đặc biệt tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia (Hà Nội) thu hút nhiều người dân Thủ đô, đặc biệt là trẻ em được gia đình đưa đi tham quan, tìm hiểu về kiến trúc văn hóa của người Việt xưa.
Vào thời vua chúa ngày xưa, các công trình thường xây dựng cổng tam quan vì quy định lối chính giữa là dành cho vua, bên cửa tả dành cho quan văn, bên cửa hữu dành cho quan võ. Chính vì vậy, các cổng làng hay các công trình đền, chùa, đình, miếu, lăng mộ đều xây dựng kiểu cổng tam quan để đón vua chúa về thăm. Vào những ngày thường, cửa chính thường được đóng chỉ mở hai cửa hai bên trừ các dịp lễ lớn hay đón vua, chúa về thăm thì cửa chính mới mở.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.