Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử

Thế Công - Đình Vương Thứ bảy, ngày 17/04/2021 06:30 AM (GMT+7)
Với tuổi đời hơn 300 năm, đền đá Phú Đa là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Trải qua nhiều giai đoạn dài và có nhiều biến cố, nhưng ngôi đền vẫn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, giữ được những nét kiến trúc độc đáo, đậm chất văn hóa Việt cổ.
Bình luận 0

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử

Ngôi đền nằm tại xã Phú Đa – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. Bao quanh ngôi đền 3 mặt là hồ nước mênh mông. Đền được xây dựng ngay sát chân đê, giữa vùng trũng nước. Trong lịch sử, thậm chí nơi này đã từng xảy ra lũ lụt, nhưng ngôi đền vẫn đứng vững trước thiên tai.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 2.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 3.

Đền Phú Đa vốn là một ngôi tư gia, biệt phủ và đảm nhiệm chức năng một ngôi sinh từ (lập đền thờ khi còn đang sống) của Lãng Phương Hầu Nguyễn Danh Thường, thế kỷ XVIII.

Theo sử sách, Nguyễn Danh Thường xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo (xưa thuộc xã Phú Hoa, tổng Tang Trác, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây - nay thuộc xứ Đồng Giếng, xã Phú Đa), nhờ dung mạo khôi ngô, thông minh, có tư chất hơn người, từ nhỏ, cậu bé Thường đã được một vị quan Thượng thư nhận về làm con nuôi.

Khi trưởng thành, cậu được đưa về kinh thành Thăng Long học văn, võ và thi đỗ đạt được Triều đình Lê - Trịnh cử đi dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Danh Thường đã trấn áp thành công các cuộc khởi nghĩa, lập nhiều công trạng. Ông được phong là Lãng Phương Hầu, tham mưu quân Đô đốc phủ, Khâm sai kiểm sát thất thành, trấn thủ cả một vùng rộng lớn từ Sơn Tây đến Thái Nguyên.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 4.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 5.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 6.

Theo các cụ trong làng kể lại, ngôi đền được xây dựng trong 40 năm, từ năm 1646 đến năm 1686, cách đây gần 400 năm, khi đó cụ Nguyễn Danh Thưởng còn sống và đang làm quan trong triều Lê. Ngôi đền chỉ qua vài lần tu sửa nhỏ. Điều đó cho thấy độ bền của các chất liệu, vật liệu để xây dựng nên ngôi đền.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 7.

Những chạm khắc đá ở đền Phú Đa đã phản ánh những thành công nổi bật về trình độ chạm khắc và trang trí đá thời Lê – Mạc. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc thể hiện những mảng khối và đặc tả chi tiết, giữa bố cục toàn thể với thể hiện từng bộ phận trong tạo hình. Các nghệ nhân xưa đã biết căn cứ vào chất liệu và màu sắc của đá để vận dụng trong tạo hình cũng như trang trí nội thất kiến trúc

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 8.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 9.

Gạch đá ong – một vật liệu xây dựng cũ từ thời xưa cũng được dung để tạo nên những bờ bao loan, tường móc cho ngôi đền, nhằm tạo nên sự chắc chắn và cổ kính.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 10.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 11.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 12.

Người dân địa phương thường so sánh, ví von rằng: "Bắt đền ra đền Phú Đa. Bao giờ đền đổ ta ra ta đền". Với dụng ý, ngôi đền rất chắc chắn, bền vững. Trải qua mấy thế kỷ, công trình vẫn minh chứng được giá trị của mình.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 13.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 14.

Nét chạm trổ điêu luyện hiện lên qua từng chi tiết gỗ để xây dựng ngôi đền

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 15.

Hệ thống cột trụ được làm từ gỗ lim vô cùng chắc chắn. Đi cùng với đó là hệ thống các cấu kiện gỗ như: xà, kẻ hiên, thậm chí cả các cấu kiện vốn là nơi thường được người nghệ nhân dân gian thể hiện bằng bàn tay tài hoa như: ván nong, ván gió, y môn, cửa võng cũng đều được bào trơn, đóng bén, soi gờ kẻ chỉ đơn giản, liên kết mộng sàn chặt chẽ. Điều này cho thấy vị chủ nhân ngôi sinh từ này ưu tiên chú trọng độ bền, tính vĩnh cửa của công trình.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 16.

Ông Nguyễn Danh Nhân là hậu duệ thứ 13 của cụ Nguyễn Danh Thường. Ông cho biết: "Ngôi đền được xây dựng thời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), được cụ Thường trực tiếp mua đá và cho vận chuyển từ Thanh Hóa ra.

Với bàn tay tài hoa của thợ từ khắp các nơi hội tụ đã kết hợp loại vật liệu bền vững nhất - khi đó là đá, gỗ lim để làm các kết cấu chịu lực và dùng gạch đá ong xây tường bao. Nhiều năm nay, trông coi tại đây, tôi cũng như con cháu dòng họ luôn tự hào, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để lại, góp phần cùng xây dựng quê hương".

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 17.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 18.

Những pho tượng đá được lấy từ Thanh Hóa ra. Sau đó, các nghệ nhân đã điêu khắc, chạm trổ hết sức tinh vi. Đến nay, những nét điêu khắc ấy vẫn còn nguyên đường nét sắc sảo, rất đặc sắc.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 19.

Tượng ngựa đá trong đền.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 20.

Đền đá Phú Đa: Nét kiến trúc độc đáo tồn tại hơn 300 năm lịch sử - Ảnh 21.

Tháng 2/1990, đền Phú Đa được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

Với ý nghĩa lịch sử - văn hóa trên, từ bao đời nay, đền Phú Đa luôn được hậu duệ của Lãng Phương Hầu Nguyễn Danh Thường truyền đời gìn giữ, hương hỏa, để di tích lịch sử - văn hóa này mãi là nơi gắn kết cộng đồng. 



 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem