img
img
img

Khu Cù Tê, tết uống nước nhớ nguồn của đồng bào La Chí ở huyện Bắc Hà, Lào Cai rất độc đáo, là dịp để người trong dòng tộc, cộng đồng ở khắp nơi về sum họp, tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Khu Cù Tê, Cu Cù Tê

Tết Khu Cù Tê (một tên gọi khác là Cu Cù Tê) của đồng bào La Chí, thường được bà con được tổ chức vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm, đây là thời điểm đồng bào đã xong việc cầy cấy, là thời gian rảnh rỗi nhất 1 năm. Điều độc đáo nhất của Tết Khu Cù Tê là không thể thiếu củ gừng.

img
img
img

Trong một năm, người La Chí có 4 ngày lễ, tết quan trọng, nhưng tết Khu Cù Tê là ngày quan trọng hơn cả, bởi đây là dịp để bất kỳ người con xa xứ nào đang ở đâu cũng phải về nhà đón tết cùng gia đình.

Theo tiếng La Chí: "Khu" có nghĩa là thờ cúng, "Cù" có nghĩa là rượu;  "Tê" có nghĩa là ta, chúng ta; "Cu" có nghĩa là ăn, uống; Khu Cù Tê là ngày tết cúng rượu, Cu Cù Tê là chúng ta cùng ăn cỗ uống rượu.

Ngày tết Khu Cù Tê, mỗi gia đình sẽ làm 1 mâm cúng để mời ông Hoàng Vật Thùng (theo truyền thuyết được xem như ông tổ của đồng bào La Chí) và ông bà cha mẹ, những người đã khuất trong dòng họ 3 đời về ăn tết.

Khu Cù Tê: Tết uống nước nhớ nguồn của đồng bào La Chí - Ảnh 3.

Mâm cơm cúng ngày tết Khu Cù Tê của bà con La Chí. Mâm cúng bao gồm: 1 con chuột và những con cá suối, thịt lợn, thịt các loại gia súc khác và rượu hoẵng.

img
img
img

Người được mời làm lễ cho các gia đình là những người thầy cúng hay được gọi là "Mổ Cóc", là người có uy tín trong cộng đồng và có khả năng kết nối với năng lực siêu nhiên; hiểu biết về phong tục tập quán và thực hành thuần thục những lễ nghi truyền thống của đồng bào.

Trước ngày làm lễ cúng đồng bào dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm và chuẩn bị thực phẩm kỹ lưỡng để dâng lên ông bà tổ tiên.

Khu Cù Tê: Tết uống nước nhớ nguồn của đồng bào La Chí - Ảnh 5.

Củ gừng là một vật phẩm không thể thiếu, dùng để đoán biết ông bà tổ tiên đã về đến nhà hay chưa.

Trong tín ngưỡng của người La Chí, củ gừng là một vật phẩm không thể thiếu, dùng để đoán biết ông bà tổ tiên đã về đến nhà hay chưa. Khi củ gừng lắc lư theo 1 hướng ra vào thì là ông bà tổ tiên đã vào đến trong nhà, còn nếu củ gừng quay vòng tròn, thì là do ông bà chưa về được đến nơi, nên thầy cúng phải chỉ đường chi tiết hơn.

img
img

Một vật phẩm quan trọng nhất trong mâm cúng tết Khu Cù Tê là rượu Hoẵng. Khi ông bà tổ tiên đã về đến nhà, thầy cúng sẽ mời họ uống rượu Hoẵng, bằng cách rót vào những chiếc sừng trâu để dâng lên.

Rượu Hoẵng làm bằng cơm xôi với men Hồng Mi (đặc sản của Bắc Hà, Lào Cai). Sau 2 - 3 ngày ủ, cơm xôi sẽ lên men rượu và chỉ cần chắt lấy nước này làm rượu cúng. Đây một loại rượu do mỗi gia đình tự làm, có vị ngọt thơm, không có vị cay, người già và trẻ em đều có thể uống được.

Khu Cù Tê: Tết uống nước nhớ nguồn của đồng bào La Chí - Ảnh 7.

Sau khi cúng xong, thầy cúng sẽ mời một cháu trai trưởng trong nhà ăn thịt và uống rượu Hoẵng, sau đó thầy cúng thông báo là ông bà tổ tiên đã về đến nhà và mời cả nhà cùng ăn tiệc.

Khu Cù Tê: Tết uống nước nhớ nguồn của đồng bào La Chí - Ảnh 8.

Sau khi làm lễ cúng xong, đồng bào sẽ cùng nhau ra sân để chơi những trò chơi dân gian truyền thống của mình. Họ hoà vào nhau trong những trò chơi, lời ca tiếng hát giao duyên, rồi cùng nhau ăn một cái tết vui vẻ và xum vầy nhất của năm.

Tết Khu Cù Tê của đồng bào La Chí: Hiện được huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai bảo tồn tại dự án số 6, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 của Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem