Điểm mặt loại tiêm kích vừa bay cắt mặt trinh sát cơ Mỹ trên Biển Đông
Điểm mặt loại tiêm kích vừa bay cắt mặt trinh sát cơ Mỹ trên Biển Đông
Thứ năm, ngày 01/06/2023 19:00 PM (GMT+7)
Quân đội Mỹ cho biết, một tiêm kích J-16 của Trung Quốc đã áp sát nguy hiểm để chặn một máy bay trinh sát của nước này trong không phận quốc tế trên Biển Đông.
Theo thông cáo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, chiếc J-16 của Trung Quốc đã bay cắt ngang ngay trước mũi một máy bay trinh sát RC-135 Rivet Joint của Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông hôm 26/5. Theo Reuters.
Video do quân đội Mỹ công bố cho thấy, buồng lái của chiếc RC-135 Rivet Joint rung lắc mạnh do nhiễu động từ vụ áp sát gây ra bởi chiếc tiêm kích J-16. Theo Reuters.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định, sự việc xảy ra khi RC-135 đang thực hiện các hoạt động định kỳ, an toàn trong không phận quốc tế. Theo Reuters.
Trung Quốc hiện chưa bình luận về cáo buộc của Mỹ. Đây không phải lần đầu tiên máy bay Mỹ, Trung Quốc chạm trán. Tiêm kích đa năng Shenyang J-16 được Trung Quốc phát triển dựa trên nền tảng J-11BS với một vài sửa đổi theo tiêu chuẩn Su-30MK. Theo Reuters.
Chiếc tiêm kích đa năng này được dự báo sẽ trở thành xương sống của Không quân Trung Quốc (PLAAF) trong tương lai với số lượng sản xuất không dưới vài trăm chiếc. Theo Reuters.
Mặc dù bị coi là một bản sao của Su-30MK2 khi có nhiều điểm tương đồng từ hình dáng cho đến đặc tính kỹ chiến thuật. Theo Reuters.
Nhưng PLAAF tự tin khẳng định rằng, chiến đấu cơ đa năng của mình sở hữu nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn nguyên mẫu. Theo Reuters.
Cuối những năm 1990, Nga đã đồng ý bán dây chuyền sản xuất Su-27 cho Trung Quốc để phát triển thành J-11. Theo Reuters.
Sau đó, đầu những năm 2000, Trung Quốc đã nhập khẩu tiêm kích Su-30MKK từ Nga. Chớp cơ hội Bắc Kinh lại mổ xẻ dòng chiến đấu cơ mới của Nga để sản xuất phiên bản nội địa. Theo Reuters.
Từ kinh nghiệm sao chép của Su-27 và Su-30MKK, các kỹ sư Trung Quốc hoàn thành dự án phát triển máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi trong nước với tên gọi là J-16. Theo Reuters.
J-16 được giới thiệu từ năm 2012 đến 2013 nhưng PLAAF không cung cấp thêm thông tin về tiêm kích này cho đến một năm trước. Theo Reuters.
Trong cuộc diễu hành kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc vào tháng 8/2017, J-16 bất ngờ xuất hiện bay diễu hành cùng các chiến đấu cơ khác. Theo Reuters.
Vũ khí của J-16 thiên về nhiệm vụ chống tàu và tấn công mặt đất. Theo Reuters.
Dựa trên số hiệu của các máy bay xuất hiện trong các cuộc diễn tập, giới chuyên gia quân sự cho rằng PLAAF đã bí mật biên chế thêm nhiều J-16 cho các phi đội của mình, dấu hiệu chứng tỏ mẫu tiêm kích này sẽ đóng vai trò lớn trong năng lực tác chiến tương lai của Trung Quốc, đặc biệt là với kịch bản xung đột gần đảo Đài Loan. Theo Reuters.
J-16 là tiêm kích đầu tiên có thể mang đầy đủ vũ khí do Trung Quốc chế tạo như tên lửa diệt hạm, đối không, tên lửa hành trình đối đất, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh và các thiết bị đối kháng điện tử (ECM). Theo Reuters.
Tiêm kích mới của Trung Quốc có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chiếm ưu thế trên không hay công kích mặt đất và diệt hạm. Dòng J-16 ứng dụng thiết kế chủ yếu từ tiêm kích Su-30MKK, nhưng được trang bị hệ thống radar và bám bắt mục tiêu nội địa của Trung Quốc. Theo Reuters.
Khả năng tiếp dầu trên không giúp nó tăng cường bán kính tác chiến, cho phép thực hiện đòn đánh sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Trung Quốc cũng đang phát triển biến thể tác chiến điện tử J-16D, bị nghi sao chép từ tiêm kích EA-18G Growler của Mỹ. Theo Reuters.
Các khối thiết bị tác chiến điện tử gắn trên cánh J-16D khá giống mẫu AN/ALQ-218 trên EA-18G Growler. Đây là cảm biến điện từ có thể phân tích tần số và định vị thiết bị phát tín hiệu vô tuyến, từ đó gây nhiễu và khóa mục tiêu. Theo Reuters.
PV (Theo ANTĐ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.