Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương

Thứ năm, ngày 19/09/2024 19:38 PM (GMT+7)
Sáng 19/9, đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào) do ông Khăm Phăn Sít Thị Đăm Pha, Uỷ viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Ông Khăm Phăn Sit Thị Đăm Pha, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Tỉnh Viêng Chăn cùng các cán bộ của tỉnh Viêng Chăn đã được lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương dẫn đi thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ở TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Đoàn đã được cán bộ Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đưa, giới thiệu giá trị hiện vật, giá trị lịch sử tại các di tích chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, đền Kiếp Bạc... Đồng thời giới thiệu với đoàn về những danh nhân được thờ tại các di tích ở đây như: Anh hùng Dân tộc, Danh nhân Văn hoá Thế giới Nguyễn Trãi, Anh hùng Dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn... Đây là những danh nhân, nhân vật lịch sử lỗi lạc của lịch sử, văn hoá Việt Nam. 

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 1.

Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Viêng Chăn (Lào) chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trước lầu Phật Ngọc tại di tích Côn Sơn. Ảnh: Nguyễn Việt.

Một người là Tổng tư lệnh quân đội nhà Trần góp công rất lớn vào 3 lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược thế kỷ 13, đặc biệt là trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần 2 năm 1285, lần 3 năm 1288. Với vai trò là Quốc công Tiết chế, Tổng tư lệnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo, chỉ huy quân dân nhà Trần và giành chiến thắng oanh liệt trước sức mạnh, vó ngựa của quân Nguyên Mông. Ông được thế giới đánh giá cao và xếp hạng là danh tướng thế giới và ở Việt Nam ông được phong là Anh hùng Dân tộc.

Một người là "quân sư" của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi làm chủ tướng để kháng chiến chống quân Minh đô hộ nước ta thế kỷ 15. Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược giành chiến thắng, nhà hậu Lê ra đời. Ông là Nguyễn Trãi, do có công lớn ông trở thành bậc khai quốc công thần nhà Lê được vua Lê ban quốc tính. Ông là người khởi thảo "bản tuyên ngôn độc lập" của triều đại hậu Lê. Một áng hùng văn thiên cổ "Bình Ngô Đại cáo". Ông đã được phong Anh hùng Dân tộc và được tổ chức Văn hoá Thế giới công nhận là Danh nhân Văn hoá Thế giới. 

Được biết, tỉnh Hải Dương (Việt Nam) kết nghĩa với tỉnh Viêng Chăn (Lào) và đoàn sang thăm, làm việc với tỉnh Hải Dương lần này nhân dịp kỷ niệm 40 năm hợp tác và kết nghĩa giữa 2 tỉnh (1984 – 2024). Chuyến thăm kéo dài từ ngày 17 đến ngày 20/9. 

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 2.

Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương giới thiệu với đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn về các bức ảnh trưng bày tại chùa Côn Sơn, thông qua đó giới thiệu về di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Ảnh: Nguyễn Việt.

Trước đó, chiều ngày 18/9, lãnh đạo hai tỉnh Hải Dương - Viêng Chăn đã Hội đàm và ký kết văn bản hợp tác giai đoạn 2024-2028. Lãnh đạo hai tỉnh thống nhất ký kết Văn bản hợp tác giai đoạn 2024 - 2028 với các nội dung cụ thể trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; giáo dục; y tế; đầu tư, thương mại. 

Đẩy mạnh kết nối giao thương, quảng bá về hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của Hải Dương và Viêng Chăn; hợp tác trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tư pháp, văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; công tác thanh niên. Tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ tỉnh Viêng Chăn xây dựng 1 Trường Trung học phổ thông khi được cấp có thẩm quyền đồng ý. 

Khuyến khích và tạo điều kiện để các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp của hai tỉnh trao đổi, học tập kinh nghiệm, hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh... góp phần củng cố tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Lào và đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Hải Dương - Viêng Chăn.

Tối cùng ngày 18/9, ông Khăm Phăn Sít Thị Đăm Pha cùng cán bộ tỉnh Viêng Chăn đã được tham dự lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng Dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại di tích đền Kiếp Bạc.

Nhân dịp, đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn thăm và làm việc với tỉnh Hải Dương, phóng viên Dân Việt đã ghi lại hình ảnh đoàn đến thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc:

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 3.

Lãnh đạo Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc giới thiệu về tâm bia Thanh Hư Động (Bảo vật Quốc gia), thông quá đó giới thiệu về lịch sử di tích. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 4.

Đoàn đại biểu tỉnh Viên Chăn được giới thiệu lịch sử của các hiện tại có ở di tích Côn Sơn. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 5.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thắp hương tại chùa Côn Sơn (hay còn gọi chùa Hun), một ngôi chùa cổ được khởi dựng vào thế kỷ X, đến thế kỷ XIII (thời Trần), chùa Côn Sơn trở thành trung tâm của Phật giáo Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 6.

Hướng dẫn viên Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc giới thiệu với đoàn về cây đại cổ thụ trước chùa Côn Sơn. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 7.

Các thành viên đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) chiêm ngưỡng và hoan hỉ chạm vào cây đại cổ mang ý nghĩa cầu may mắn. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 8.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) vào chùa Côn Sơn thực hành nghi tức tôn giáo đạo Phật. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 9.

Lãnh đạo Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc giới thiệu với đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) về toà Cửu phẩm Liên hoa. Theo đó, kiến trúc tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Côn Sơn gồm cây Phẩm 9 tầng và nhà Phẩm. Nhà Phẩm có kết cấu 3 tầng, 12 mái. Công trình sử dụng vật liệu truyền thống được làm từ 250 m3 gỗ lim, 15 m3 gỗ vàng tâm và hàng trăm m3 đá xanh Thanh Hóa, hàng nghìn viên gạch Bát Tràng, ngói mũi hài phục chế. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 10.

Ông Khăm Phăn Sit Thị Đăm Pha, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Viêng Chăn xoay toà cửu phẩm liên hoa (chùa Côn Sơn) mong cầu may mắn.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 11.

Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa có trục chịu lực là cây gỗ lim dài 9,7m, đường kính 0,55m; được dựng liên kết với ổ bi (chịu lực 130 tấn). Tháp hình bát giác, cao 10,3 m với 9 tầng, mỗi tầng chạm 3 lớp cánh sen. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 12.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) dâng hương tại lầu Phật Ngọc (chùa Côn Sơn). Ảnh Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 13.

Lầu thờ Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát cao 9,5 m, được xây theo lối phương đình, 2 tầng, 8 mái. Trong lầu thờ đặt tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát làm bằng ngọc nephrite, nặng trên 4 tấn, cao 1,75 m tọa thiền trên đài sen. Công trình Lầu thờ Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát được dựng dưới chân núi Kỳ Lân, cạnh Giếng Ngọc, trên trục Nhất chính đạo chùa Côn Sơn. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn (Lào) thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương- Ảnh 14.

Thành viên đoàn đại biểu tỉnh Viêng Chăn dùng nước Giếng Ngọc, cạnh lầu thờ Phật Ngọc. Ảnh: Nguyễn Việt.


Nguyễn Việt
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem