Trong suốt cuộc trò chuyện, doanh nhân Lê Đức Huy đưa chúng tôi trở về thuở 'mới ra khơi' đến khi đối diện với 'những con sóng lớn' của Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk (Simexco DakLak). Người 'thuyền trưởng' ấy kể chuyện với niềm say mê, chân thành, bình dị như một người nông dân thực thụ. Bởi ông am hiểu từng quy trình canh tác, từng sự khó khăn, vất vả của người nông dân. Nếu không giới thiệu, có lẽ cũng chẳng ai ngờ rằng đây từng là một du học sinh nước ngoài, nói tiếng Anh "như gió"…

Đây là lần thứ 2 tôi có cơ hội viết về người 'nông dân' này. Nhưng lần này đặc biệt hơn một chút, bởi ông Huy và doanh nghiệp của mình vừa mới nhận được cú đúp giải thưởng "Doanh nhân xuất sắc Châu Á" và "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á" do Enterprise Asia - Tổ chức phi chính phủ hàng đầu về kinh doanh ở Châu Á tổ chức.

Sau gần 2 tiếng trò chuyện, những câu chuyện thú vị về hành trình bắt đầu sự nghiệp, về những khó khăn khi trở thành 'thuyền trưởng' ở tuổi 38, thực hiện khát vọng đưa Simexco trở thành doanh nghiệp đầu tàu trong phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam dần được hé mở…

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 1.

Doanh nhân Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk (bên phải) trò chuyện cùng PV Dân Việt

Simexco bước sang tuổi 30, dấu ấn nào với Simexco mà ông nhớ mãi, thưa ông?

- Chắc có lẽ là hành trình dẫn dắt Simexco chuyển mình trong cuộc đua chuyển đổi số, thuyết phục HĐQT thiết kế bộ tiêu chí bền vững, hợp tác trực tiếp với nông dân. Do trước đây, Simexco chưa từng có tiền lệ hay bộ phận chuyên trách trực tiếp ký hợp tác với nông dân. Bên cạnh đó, Simexco luôn có những kế hoạch, định hướng dài hạn 5 – 10 năm nên dù một chút thay đổi cũng là rất khó.

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 3.

Để giải quyết khó khăn, tôi vừa thuyết phục HĐQT, vừa nhờ sự hỗ trợ của nhà rang xay gửi thư tới nông dân với nội dung "Tôi là nhà rang xay và tôi sẽ mua hàng nếu Simexco có hợp tác trực tiếp với bà con nông dân để liên kết, nâng cao chất lượng, hướng tới quá trình bền vững". Nhìn lại, tôi vẫn ghi nhận đây là một chiến lược đúng đắn của Simexco bởi mình làm trong thời điểm không ai làm và dù cũng có chút sợ hãi nhưng khi nguồn cầu cà phê rang xay lớn thì duy chỉ có Simexco đáp ứng được.

Trong suốt hành trình 14 năm thực hiện chiến lược liên kết với bà con nông dân, từ những khó khăn ban đầu, đến nay, Simexco đã nâng số nông hộ liên kết lên 40.000 hộ với tổng số 48.000 hecta. Ngoài ra, Simexco đã ứng dụng chuyển đổi số ngay cả trong quy trình kết nối với nông dân. Chúng tôi thực hiện số hóa 100% thông tin vườn của bà con, liên kết có truy xuất nguồn gốc, mã số để đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thị trường. Đó cũng là 1 trong những điểm sáng, giúp Simexco bứt phá trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn ra.

img
img

Doanh nhân Lê Đức Huy thường xuyên đưa các đối tác đi cơ sở để thăm và kiểm tra vùng trồng của công ty

Nền kinh tế đang trong giai đoạn suy giảm cùng với biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Simexco đã và đang có những kế hoạch như thế nào để vượt qua giai đoạn này?

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 5.

- Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, chúng ta đã lấy rất nhiều từ thiên nhiên và chỉ toàn là nghĩ đến cái việc làm sao mà phát triển được sản lượng nhiều nhất, tận thu nhất bằng cách là áp dụng các biện pháp cường canh tác mà hiếm khi quan tâm đến phát triển bền vững - hướng đến vấn đề ngoài kinh tế để hướng đến vấn đề môi trường và xã hội.

15 năm trước, Simexco đã luôn đau đáu tìm lời giải cho bài toán phát triển bền vững, làm sao để vừa phát triển về sản lượng mà vẫn phải bù đắp cho thiên nhiên bằng cách bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm sử dụng các vật tư nông nghiệp, tưới nước tiết kiệm, hợp lý...

Thời gian gần đây, Simexco đang đi theo hướng mô hình là những phát triển những trang trại, những vườn cảnh quan nhằm ứng phó với đổi khí hậu và giảm dần về phát khí thải để định hướng với một số tập đoàn kinh tế. Tầm nhìn đến năm 2030, Simexco sẽ có những lô cà phê giảm dần về phát khí thải "zero". Và đặc biệt, tại thời điểm này, bảo vệ môi trường là trách nhiệm buộc phải quan tâm của mọi cá nhân, tổ chức làm kinh tế.

img
img

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy mong muốn đưa Simexco vươn tầm thế giới

Thời gian vừa qua giá cà phê liên tục thiết lập kỷ lục, ông có những dự cảm nào đối với tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ xuất khẩu cà phê từ nay đến cuối năm?

- Việc giá cà phê liên tục tăng cao là một tín hiệu đáng mừng. Việt Nam chỉ xếp thứ hai sau Brazil trên bảng xếp hạng nguồn cung cà phê thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam đứng nhất thế giới về cà phê robusta và điểm đáng mừng là nhu cầu cà phê robusta Việt Nam trên thế giới đang có sự gia tăng đáng kể. Nguyên nhân do chất lượng robusta Việt Nam đang dần khẳng định được vị trí, sự ổn định về chất lượng.

Simexco đã có những lô hàng xuất khẩu chất lượng cao, cà phê đặc sản được các nhà barista sử dụng trong nhiều cuộc thi hàng đầu thế giới, qua đó, củng cố và nâng tầm vị thế, thương hiệu cà phê Việt Nam, chinh phục nhiều nhà rang khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Ý... Đơn cử, Ý là quốc gia sử dụng cà phê arabrica cho ly Expresso truyền thống của họ nhưng hiện nay, Ý cũng đã tăng rất nhiều hàm lượng robusta Việt Nam trong ly cà phê của họ.

Nhìn vào kết quả hiện tại, dễ thấy, nhu cầu về robusta và thương hiệu robusta Việt Nam đang trong đà phát triển tích cực. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới giá cà phê trong thời gian vừa qua liên tục tăng cao. Tuy nhiên, đối với thời gian vụ mùa sắp tới năm 2023 – 2024, ảnh hưởng khủng hoảng và lạm phát của một số thị trường trên thế giới thì nhu cầu về cà phê có thể giảm lại. Dù vậy, tôi cho rằng sản lượng cà phê nói chung của toàn cầu, bao gồm arabica và robusta trong năm tới có xu hướng tăng lên nhưng giá cà phê sẽ chững lại.

img
img

Ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, "điệp khúc" trồng - chặt, chặt - trồng của người nông dân thường xuyên diễn ra, chịu sự chi phối của thị trường. Trước tình trạng đó, ông có khuyến cáo nào đối với bà con nông dân?

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 8.

- Bà con nông dân Tây Nguyên có lợi thế quỹ đất rộng lớn, chất đất phì nhiêu nhưng nếu chạy theo điệp khúc đó thì thực sự rất nguy hiểm. Đối với Simexco và những nông hộ hợp tác với Simexco, chúng tôi luôn hướng tới cây chủ lực là cây cà phê. Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, chúng ta đã xác định điều đó và nhờ cây cà phê đem về hàng tỷ USD mà Tây Nguyên mới được trù phú như hiện tại. Nói cách khác, cà phê là cây tiền mặt chúng ta có thể giữ được nhưng nhu cầu của cây cà phê lại là nhu cầu quốc tế. Chúng tôi đã xuất khẩu cà phê đến 125 quốc gia, điều này cho thấy, thị trường cầu cà phê rất rộng, nhu cầu tăng trưởng đều theo mỗi năm. Do vậy, tôi cho rằng, nếu duy trì sản lượng hiện tại và tăng đều giá trị thì ngành cà phê Việt Nam sẽ phát triển bền vững. 

Trong quá trình định hướng cho bà con nông dân, chúng tôi luôn chia sẻ mong muốn bà con duy trì diện tích cây cà phê chiếm 60 – 70%, còn lại là những loại cây khác như cây ăn trái, cây hồ tiêu, cây cao su… Nhuyên nhân tôi vẫn hay đưa ra là sức hút, nhu cầu của cây cà phê còn tăng rất mạnh và có xu hướng tăng hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 5.

Simexco luôn luôn duy trì chữ "tín" là giá trị cốt lõi đối với người nông dân và doanh nghiệp đối tác…

Theo ông, với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cà phê trong nước và quốc tế , đâu là điểm ấn tượng và khác biệt của Simexco?

- Ngành nông nghiệp với đặc thù có tính phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và dễ thấy nhất là giá cà phê cũng biến động từng ngày, độ chênh lệch cao. Ngay từ khi thành lập năm 1993, Simexco đã xác định lấy chữ "tín" làm giá trị cốt lõi.

Chữ "tín" làm tôi nhớ đến bài học năm 1994. Nếu so sánh thời điểm giao hàng với thời điểm kí hợp đồng thì giá cà phê đã tăng lên gần gấp đôi. Nhiều đối tác cho rằng trong thời gian "non trẻ" như vậy, Simexco sẽ không thực hiện giao hàng. Nhưng với kim chỉ nam lấy chữ "tín" làm trung tâm, chúng tôi vẫn thực hiện giao hàng đến đối tác và sau đó, số lượng đơn hàng tăng lên đáng kể. Quay lại thời điểm đó, nếu không thực hiện giao hàng, Simexco có thể "sắm" được trụ sở mới, nâng cấp phương tiện, cơ sở hạ tầng tốt hơn. Tuy nhiên, song hành sẽ là những vấn đề bế tắc trong thương mại.

Chính vì vậy, Simexco luôn luôn duy trì chữ "tín" là giá trị cốt lõi khi cam kết với bất kỳ đối tác nào, từ người nông dân đến đối tác về tài chính, doanh nghiệp… Trong vụ mùa vừa rồi, giá cà phê Việt Nam có thời điểm lên đến 72.000 đồng/kg, Simexco vẫn thực hiện những đơn hàng đã kí kết từ cuối năm ngoái với mức giá 45.000 – 47.000 đồng/kg, tức chênh lệch khoảng 25.000 đồng/kg. Nhờ đó, Simexco nhận được sự tin tưởng từ các đối tác, tiếp tục ưu tiên những đơn hàng tốt với Simexco trong những mùa vụ sắp tới.

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 10.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống gắn với cây cà phê, phải chăng, hành trình hiện tại của ông được coi là "sự tiếp bước" của các thế hệ cha anh đi trước?

- Tôi hay nói vui mà thật rằng "tôi trưởng thành được như ngày hôm nay một phần nhờ hạt cà phê nuôi dưỡng". Gia đình tôi nhiều đời gắn liền với cây cà phê, từ canh tác cho tới kinh doanh. Hạt cà phê được nhắc tới trong từng bữa ăn, từng câu chuyện hàng ngày và tình yêu với hạt phê được "thắp" lên rồi cứ lớn dần trong tôi lúc nào không hay. Thế hệ cha anh đi trước luôn tâm niệm, cây cà phê là cây quan trọng của núi rừng Tây Nguyên.

Với sự hiểu biết về cây cà phê tích lũy qua từng lời kể của cha chú cùng với quá trình đi du học tại những thành phố lớn, tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta ở đó 10 năm, 15 năm nữa thì cũng sẽ có sự nghiệp riêng của bản thân ở mức khá ổn. Nhưng khi ngoảnh nhìn lại ngành hàng nông nghiệp của mình, tâm huyết của thế hệ đi trước vẫn đang còn kinh doanh manh mún, chưa có mức độ hội nhập. Đặc biệt, ở thời điểm đó, nông dân mới chỉ dừng lại ở trồng cà phê, chưa giải quyết được vấn đề giá bán, chưa trả lời được câu hỏi vì sao giá cà phê lên – xuống, chưa phân tích cung – cầu trên thế giới…

Tôi nghĩ rằng, biết đâu mình cũng có thể đóng góp một chút cho ngành hàng nông sản địa phương bởi mình đã từng được hưởng lợi, được nuôi dưỡng từ cây cà phê nên tôi hiểu rõ được giá trị của cây cà phê. Thời điểm đứng giữa nhiều ngã rẽ, đơn giản chỉ muốn giúp được một công ty thôi thì sự tích cực của công ty đó có thể lan tỏa các doanh nghiệp khác cùng ngành, đặc biệt là ngành cà phê. Do vậy, tôi quyết định về nước, dấn thân vào ngành nông nghiệp, muốn nỗ lực để giúp phát triển sản lượng, chất lượng, vị thế của cà phê Việt Nam. Tới nay, sau 15 năm gắn bó, đâu đó tôi thầy mừng vì bản thân cũng góp được phần nào sự phát triển tích cực trong ngành hàng cà phê.

img
img
img

Được biết, ông từng là một du học sinh. Chắc hẳn, vốn ngoại ngữ tốt là một trong những lợi thế của ông trên hành trình hội nhập quốc tế?

- Đúng vậy! Vốn ngoại ngữ hỗ trợ tôi rất nhiều trên con đường phát triển sự nghiệp. Ngoại ngữ kết hợp với kiến thức tích lũy khiến tôi tự tin hơn khi đi "gõ cửa", thuyết phục đối tác. Là một doanh nghiệp có trụ sở chính tại Đắk Lắk, nhưng Simexco tự tin về sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, quy trình quản lý chất lượng hàng hóa, giao hàng, dịch vụ, chất lượng để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Dẫn chứng như, trước đây, Simexco có bán qua các đơn vị đại diện nhưng sau này, chúng tôi tự tin giao dịch trực tiếp cho các nhà rang xay, đồng nghĩa, vị thế của Simexco tăng lên nhiều so với trước đây.

Quay lại vấn đề ngoại ngữ, tôi mong các bạn đừng coi nó là một áp lực mà hãy coi là một cơ hội để chúng ta được hòa nhập, được giao lưu với mọi người, tiếp xúc với kiến thức rộng lớn và những thông tin toàn cầu.

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 8.

Hành trang ông đem theo trên chặng đường là "thuyền trưởng" Simexco là gì, thưa ông?

- Tôi gắn bó với Simexco khi mới 25 tuổi. Sau 13 năm, tôi được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng Giám đốc. 38 tuổi đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc so với doanh nghiệp Nhà nước có thể còn khá trẻ nhưng so với những trải nghiệm thực tế, đồng hành cùng cán bộ công nhân viên Simexco, hiểu được văn hóa, triết lý của đơn vị, tôi cho rằng, bản thân thời điểm đó đã đủ độ "chín".

Đến nay, sau hơn 2 năm đảm nhiệm vai trò dẫn dắt Simexco, tôi tự đánh giá bản thân đã làm tốt vai trò hệ thống hóa, tối ưu hóa quy trình áp dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng hiệu quả và hướng đến cái chung, nỗ lực chung, nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên. Đặc biệt, bên cạnh hiệu quả kinh doanh, Simexco trong 2 năm qua cũng đã khẳng định được vị thế là một "người anh cả của cà phê Tây Nguyên".

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 13.

Quyết định gắn bó với Simexco, hành trang tôi mang theo là khát vọng là sức trẻ và những kiến thức tích lũy của bản thân. Có thể nói, thanh xuân của tôi đã trọn vẹn dành cho cà phê cho công ty. Và tôi hạnh phúc với những gì đã trải qua...

Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất về tính cách của ông?

- Đó là đam mê. Đam mê khiến mình làm mọi thứ đều hết mình. Và đam mê duy nhất của tôi ở hiện tại là đam mê công việc. Tôi thích nghiên cứu hướng đi của thị trường, những sản phẩm nào người tiêu dùng cần mà thị trường chưa có hoặc là những cái giải pháp mới để đáp ứng về sự phát triển bền vững của các sản phẩm.

Tiếp theo là "cộng đồng". Tôi không thích một mình, thích đi cùng nhau, muốn đi và muốn đạt được những cái điểm đến đến cùng nhau. Do đó, tôi luôn ưu tiên đưa ra những mục tiêu chung trong quá trình vận hành, đưa mọi người đến thành công chung.

Mọi người thì thường biết đến ông qua những cái hình ảnh rất là chỉn chu, mặc suit, ông có thể chia sẻ một chút về cái hình ảnh thường nhật của mình?

- Trong cuộc sống thường nhật, tôi tự đánh giá bản thân khá bình dân. Thật sự, hình ảnh chỉn chu trong công việc, khi giao tiếp là hình ảnh đại diện của tập thể, thể hiện sự chuyên nghiệp nên tôi rất thận trọng.

Nhưng con người tôi thực chất không như vậy. Tôi thích sự giản dị nên mọi người có thể bắt gặp tôi ngoài đường khi chạy xe Cup Honda. Thường ngày, cũng như mọi người, thời gian rảnh, tôi ưu tiên dành cho gia đình, cà phê với bạn bè. Còn bản thân tôi không có sở thích gì quá đặc biệt ngoài công việc, thi thoảng đọc sách, chơi thể thao, rèn luyện trí lực cũng như thể lực để phục vụ cho công việc.

img
img
img

Được biết, Simexco mới đây là một trong những doanh nghiệp được nhận giải thưởng trong hạng mục "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á" và ông cũng là một trong những doanh nhân xuất sắc nhận được giải thưởng" Doanh nhân xuất sắc châu Á". Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với ông?

Khi mà tiếp cận giải thưởng Doanh nghiệp châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards (APEA), tôi cũng chưa nắm rõ được uy tín và quy mô của giải. Sau khi quá trình tìm hiểu, thấy được APEA là giải thưởng uy tín với đội hình ban cố vấn, đánh giá là những người uy tín, giáo sư, tiến sĩ, doanh nhân lớn của châu Á, Simexco đã nộp hồ sơ. Sau nhiều vòng loại và xét duyệt, hồ sơ thì Simexco là một trong những số ít được đề cao và tiến vào vòng phỏng vấn.

Doanh nhân xuất sắc Châu Á Lê Đức Huy: "Thuyền trưởng" đưa doanh nghiệp cà phê vươn tầm thế giới - Ảnh 15.

Qua 2 vòng phỏng vấn, Simexco rất vinh dự khi đạt được giải thưởng này. Chuyên gia, ban cố vấn chia sẻ, với một ngành hàng lĩnh vực chế biến nông sản mà đạt hiệu quả như Simexco hiện nay, họ đánh giá ở mức tốt, nằm trong nhóm tỉ lệ lợi nhuận trên vốn cao.

Cùng với những hoạt động về chuyển đổi xanh, bà con nông dân khi liên kết bền vững đã thực hiện chuyển đổi số, có hệ thống truy xuất nguồn gốc và đặc biệt những cái tiêu chí của mình hướng tới là chống biến đổi khí hậu, giảm phát khí thải thì đó là những cái tiêu chí hoạt động để đánh giá một doanh nghiệp đạt uy tín và hiệu quả và đáp ứng được cái tiêu chí thời cuộc trong cái nền kinh tế này, đó là nền kinh tế số, kinh tế xã hội.

Khi chính thức nhận giải thưởng, tôi chỉ nghĩ đến "Tự hào" và "Biết ơn". Tự hào vì sau bao nỗ lực của bản thân đã được ghi nhận và biết ơn vì phía sau sự thành công của tôi luôn có sự đồng hành của gia đình, của Ban lãnh đạo công ty và hàng chục nghìn hộ nông dân đã đủ yêu thương, trao niềm tin, cùng tôi làm nên kỳ tích tuyệt vời...

img
img

Trong tương lai, ông có kế hoạch gì đối với Simexco cũng như cà phê Đắk Lắk?

- Với sứ mệnh là công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam, cà phê Đắk Lắk, tôi mong rằng giá trị của ngành cà phê Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhiều lần. Hiện nay, giá trị cà phê Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Hy vọng một ngày không xa sẽ chạm đến con số 10 tỷ USD. 

Để đạt được điều đó quả thật không dễ dàng nhưng việc thiết yếu là đẩy mạnh quá trình chế biến sâu. Việt Nam hiện nay đã có chất lượng cà phê ngon. Bước tiếp theo của lộ trình là phát triển thương hiệu, tạo đòn bẩy, nâng cao giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam ổn định đi xa hơn, tới tay người tiêu dùng trên khắp thế giới với thông điệp "Cà phê Việt Nam - Cà phê ngon nhất thế giới".

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem