Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 1.

Trong 2 năm 2022 và 2023, HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã phối hợp với Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức giải cứu và đóng cửa những cơ sở kinh doanh thịt chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên, đồng thời hỗ trợ kế sinh nhai cho chủ lò mổ.

Theo khảo sát của HSI tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để lấy thịt, hơn 70 người chết vì bệnh dại với hầu hết các trường hợp do chó cắn, một số trường hợp đã được xác minh liên quan đến giết mổ chó và thậm chí là ăn thịt chó. Ngày 25/10/2022, tại Hà Nội đã diễn ra sự việc vô cùng thương tâm về cái chết của một người đàn ông mắc bệnh dại sau khi giết mổ chó làm thịt.


Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 2.

Ngày 6/12/2023, tại cơ sở giết mổ thịt mèo của ông Phạm Quốc Doanh (nằm trên đường Quang Trung, phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên), hơn 20 con mèo bị nhốt trong lồng sắt được các chuyên gia của HSI đánh giá sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành giải cứu.

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 3.

Trước đó, ngày 18/11/2022, HSI cũng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Khoa Chăn nuôi Thú y - Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức giải cứu hơn 20 con chó tại cơ sở giết mổ của ông Đàm Thế Hiệp (thành phố Thái Nguyên, tỉnh thái Nguyên).

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 4.

Ông Đàm Thế Hiệp cho biết: "Trước đây mỗi ngày tôi giết 10-15 con chó, thu nhập hàng tháng từ 20 đến 30 triệu đồng. Giờ tôi chuyển sang bán tạp hóa, có thể thu nhập tốt hơn nhưng tôi không còn cắn rứt lương tâm vì sát sinh và vô tình tiếp tay cho nạn trộm cắp nữa".

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 5.

Chuyên gia HSI hướng dẫn sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên kiểm tra sức khỏe của chó trước khi tiến hành đưa về trạm cứu hộ động vật.

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 6.
Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 7.

Theo khảo sát của HSI tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để lấy thịt, hơn 70 người chết vì bệnh dại với hầu hết các trường hợp do chó cắn, một số trường hợp đã được xác minh liên quan đến giết mổ chó và thậm chí là ăn thịt chó.

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 8.

Tiến sĩ Claudia Edward - Quản lý chương trình Động vật đồng hành của HSI tại Mexico cho rằng, phần lớn mèo bị nhốt tại cơ sở giết mổ đang rơi vào trạng thái thần kinh bị căng thẳng, nhưng rất may sức khỏe của chúng vẫn ổn và có thể cải thiện dần sau khi được giải cứu.

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 9.

Dõi theo đàn mèo hơn 20 con được đưa về trạm cứu hộ động vật đặt tại Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ông Phạm Quốc Doanh chia sẻ: "Trong 5 năm qua, mỗi tháng tôi đã giết mổ hơn 300 con mèo để chế biến các món ăn từ "tiểu hổ" phục vụ thực khách. Sự hối hận vì đã giết hại động vật, đặc biệt là cả những vật nuôi bị bắt trộm đã thôi thúc tôi quyết tâm từ bỏ nghề buôn bán này mãi mãi".

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 10.

Ông Doanh trực tiếp dỡ bỏ biển hiệu nhà hàng "thịt mèo", một minh chứng cho việc dứt khoát từ bỏ nghề cũ của ông. Đồng thời, với nguồn hỗ trợ một lần từ HSI và Khoa Chăn nuôi Thú y - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ông Doanh sẽ mở một cửa hàng tạp hóa để kinh doanh.

Hành trình giải cứu và đóng cửa những lò mổ chó, mèo đầu tiên tại Thái Nguyên- Ảnh 11.

Sau khi được giải cứu, chó và mèo sẽ được chăm sóc sức khỏe tại trạm cứu hộ động vật - Khoa chăn nuôi Thú y- Đại học Nông lâm Thái Nguyên và chờ người đến nhận nuôi. Trạm cứu hộ động vật cũng là nơi để sinh viên Khoa chăn nuôi Thú y- Đại học Nông lâm Thái Nguyên học tập, nghiên cứu về các hành vi, tập tính và cách phòng, chữa bệnh liên quan đến chó, mèo.

PHẠM HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem