Hệ thống cây xanh giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” ra sao?

Thứ năm, ngày 02/07/2020 14:31 PM (GMT+7)
Trong những ngày vừa qua, tại Hà Nội xảy ra đợt nắng nóng kéo dài, cao nhất trong hơn 40 năm qua (từ năm 1971 trở lại đây). Với khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời rất cao, hệ thống cây xanh đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.
Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 1.

Cây xanh, thảm cỏ, bề mặt thấm nước và mặt nước có vai trò rất lớn để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Trong đó, cây xanh đường phố có vị trí hàng đầu vì diện tích mặt đường chiếm tỷ lệ không nhỏ trên bề mặt đô thị.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu, quy hoạch diện tích đất giao thông tại đô thị trung tâm của Hà Nội đến năm 2030 là 20 - 26% diện tích đất đô thị.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 3.

Với khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời rất cao, lại nằm ngang nên khi bị ánh sáng mặt trời chiếu suốt ngày nếu không được che bóng, những con đường sẽ như những “chảo lửa”.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 4.

Nắng nóng ở Hà Nội đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do bức xạ mặt trời, đặc biệt là trực xạ của mặt trời ở nước ta thường có cường độ rất cao; Do sự hoạt động của áp thấp nóng phía Tây gây ra hiệu ứng Phơn làm cho không khí trở nên nóng và khô; Do hiện tượng El Nino đang diễn ra khiến nước biển ấm lên, gây ra thời tiết nóng nực, khô hạn; Và đặc biệt nguyên nhân có tính cục bộ, thường xảy ra ở trong các đô thị, được gọi là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 5.

Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị rất nghiêm trọng ở khí hậu nhiệt đới, khi mà các bề mặt xây dựng không được che nắng và không gian xanh không thể ngăn chặn ánh nắng mặt trời trực tiếp, cũng như hấp thụ bớt lượng nhiệt phát sinh từ các hoạt động đô thị (các công trình kiến trúc chạy máy điều hòa không khí và khí thải các phương tiện giao thông).

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 6.

Lúc này, cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm bức xạ, giảm nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt đất. Cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời để lục diệp hóa, nước bốc hơi từ bề mặt lá hút nhiệt nên cây xanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 7.

Cụ thể, cây xanh có thể hút được 30 – 80% bức xạ mặt trời chiếu tới tùy theo mức độ rậm rạp của lá. Cây càng có lá rậm rạp, tán lá to thì hút bức xạ càng nhiều vì tổng diện tích mặt lá hấp thụ, khuếch tán bức xạ và bốc hơi hút nhiệt càng lớn; Cây xanh có tác dụng cản bức xạ - che nắng cho không gian dưới lùm cây, có thể ngăn được 60 – 80 % bức xạ mặt trời, nhờ đó có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất và nhiệt độ không khí phía dưới tán lá của cây.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 8.

Số liệu đo quan trắc đã chứng tỏ rằng trong cùng một điều kiện khí hậu và thời gian, nhiệt độ không khí sát mặt đường asphalt là 42 độ C, nhưng trên mặt cỏ chỉ là 37 độ C.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 9.

Năm 2018, chương trình mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh đã về đích sớm 2 năm, đây là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô. Phát huy kết quả đạt được, trong giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội đặt mục tiêu trồng thêm 600.000 cây xanh trên địa bàn.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 10.

Hình ảnh thảm cỏ, cây được trồng ở dưới những tuyến đường sắt trên cao, đường vành đai để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 11.

Nằm trong chương trình trồng một triệu cây xanh, TP. Hà Nội cho thử nghiệm trồng hàng cây phong lá đỏ dọc tuyến đường đẹp và hiện đại bậc nhất của Thủ đô là Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh vào đầu năm 2018. Đến thời điểm này, dù chưa chuyển màu như kỳ vọng, nhưng hàng cây phong lá đỏ trên tuyến Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh đã phát triển tốt, ổn định… Tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian để thích nghi với thời tiết bản địa để sinh trưởng.

Hệ thống cây xanh đã giúp Hà Nội giảm “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” như thế nào? - Ảnh 12.

Có thể thấy rằng, việc trồng cây xanh che bóng đường phố có vai trò rất quan trọng để giảm nhiệt độ đô thị hay nói cách khác là tăng cường trồng cây xanh trên đường phố cũng có thể thay đổi khí hậu của một đô thị, nâng cao tiện nghi về nhiệt ở vùng khí hậu nóng, đặc biệt trong các đô thị Việt Nam, khi người dân còn sử dụng xe máy và xe đạp là chủ yếu. Giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị cũng sẽ giảm năng lượng sử dụng trong mùa hè và cải thiện vi khí hậu trong công trình.

Đảo nhiệt đô thị là hiện tượng nóng lên ở khu vực trung tâm thành phố hay sự chênh lệch giữa nhiệt độ của đô thị lõi và khu vực ngoại thành, vùng nông thôn. Kết hợp hiệu ứng khí nhà kính, bê-tông hóa, hai khu vực (trung tâm và ngoại thành) sẽ có nhiệt độ chênh lệch nhau rất lớn. Một nghiên cứu cho thấy, với tốc độ phát triển đô thị nhanh của Hà Nội thì hiện tượng đảo nhiệt biểu hiện ngày một rõ hơn.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem