Trao đổi với Dân Việt, kinh tế trưởng ADB cho rằng trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ như hiện nay, muốn bảo toàn động lực tăng trưởng, Việt Nam phải đẩy mạnh chi tiêu của Chính phủ cho hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

nên m cửa nền kinh tế bây giờ hay không, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thế nào trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Việt Nam cần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hay bảo toàn động lực tăng trưởng… Đây là những nội dung mà ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB đã trao đổi với Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt.


Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 2.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam 2021 - 2022, trong đó hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 3,8%, thấp hơn dự báo gần nhất là 5,8%. Ông có thể lý giải lý do vì sao mức dự báo được hạ xuống mức này?

- Làn sóng dịch bệnh Covid-19 với chủng virus mới đã tác động nặng nề tới các nền kinh tế. Các nước áp phong tỏa giãn cách rất chặt chẽ, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, gián đoạn chuỗi lao động. Việt Nam cũng như quốc gia khác, các động lực tăng trưởng kinh tế bị tác động mạnh mẽ.

Nếu nhìn vào lĩnh vực công nghiệp, có thể thấy giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở miền Nam Việt Nam và Hà Nội cùng các khu vực công nghiệp lân cận, vốn là những nơi đóng góp gần 50% GDP của cả nước, đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 8 giảm 4,2% so với tháng trước đó và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này trong 8 tháng đầu năm 2021 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 9,5% của cùng kỳ năm 2019. Dự báo, tăng trưởng công nghiệp sẽ giảm xuống 5,0% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch là 8,9% vào năm 2019.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 3.

Lĩnh vực dịch vụ, nhất là bán buôn, bán lẻ nhu cầu sụt giảm mạnh gần 40%. Việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế đi lại ảnh hưởng đến du lịch, làm giảm tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ từ mức 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay.

Chưa kể, động lực cho tăng trưởng là đầu tư công cũng bị chậm lại, ngoài các lý do thường gặp như giải phóng mặt bằng, giá nguyên vật liệu tăng cao thì lại thêm một khó khăn nữa đó là thiếu lao động do chuỗi lao động bị đứt gãy.

Thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm 2021, gần 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt đã gián đoạn sự dịch chuyển lao động và cản trở sản xuất. Hậu quả là 12,8 triệu người bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm sút đã làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân xuống 3,6% trong nửa đầu năm 2021, chỉ tăng 0,2% so với nửa đầu năm 2020 và bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Tăng trưởng tiêu dùng khu vực công cũng giảm một nửa, còn 3,2%, do Chính phủ cũng cắt giảm chi thường xuyên.

Cuối cùng, nhìn vào mặc dù Việt Nam tiêm vaccine tiến độ rất nhanh như TP.HCM, đặc biệt là Hà Nội độ phủ vaccine 1 liều đã trên 95% dân số. Tuy nhiên, độ phủ 2 liều còn rất thấp (dưới 6% tính đến 15/9). Trong khi đó, để lao động có thể quay trở lại làm việc thì phải đủ 2 liều. Vì vậy, để cho lao động trong khu công nghiệp trở lại lao động hoàn toàn 1 cách an toàn từ nay tới cuối năm là rất khó. 

Trong bối cảnh đó, ADB đánh giá tăng trưởng của năm nay chỉ vào khoảng 3,8%. Đánh giá này phản ảnh thực tế tác động của Covid-19 lên nền kinh tế.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 4.

Trong bối cảnh độ phủ vaccine của Việt Nam còn thấp, nhưng Chính phủ chủ trương phải sống chung với dịch bệnh, nhanh chóng mở cửa nền kinh tế, để khôi phục chuỗi cung ứng… Quan điểm này đã xuất hiện ý kiến trái chiều nửa lo dịch bệnh khó kiểm soát, nửa lo nền kinh tế bị phong tỏa quá lâu sẽ khó phục hồi. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- Chúng ta đặt giả định, nếu tiếp tục phong tỏa chặt sẽ có 2 tác động tiêu cực đó là đóng băng nền kinh tế và mục tiêu không rõ ràng.

Thực tế cho thấy, TP.HCM "đóng băng" trong gần 3 tháng nhưng các ca mới trên cả nước vẫn trên 10.000 ca/ngày. Điều đó cho thấy, việc "đóng băng" để hạn chế, ngăn chặn lây lan dịch bệnh gần như không có. Câu hỏi đặt ra là mục đích để làm gì?

Với giả định, mở cửa nền kinh tế ngay bây giờ, dịch bệnh quay lại trong khi độ phủ vaccine thấp như hiện nay có khi lại nguy hiểm hơn.

Vậy, có nên mở cửa nền kinh tế bây giờ hay không? Đây là câu hỏi chiến lược nhưng sẽ không có câu trả lời chính xác bởi nếu những người nói mở cửa cũng chỉ là căn cứ trên sự cấp bách, cấp thiết đối với nền kinh tế. Những người nói chưa mở cửa cũng dựa trên sự cấp bách về vấn đề y tế. Để có câu trả lời cho vấn đề này, chỉ khi có vaccine Covid-19 mới có thể lựa chọn.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 5.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 5.

Để mở cửa nền kinh tế, khôi phục chuỗi cung ứng một cách an toàn, theo ông đâu là khâu và lĩnh vực quan trọng nhất cần phải ưu tiên, mà vẫn đảm bảo không gây lo ngại sự lây lan Covid-19 quay trở lại?

- Để đảm bảo an toàn, sẽ không có việc mở cửa tất cả các hoạt động kinh tế ngay lập tức, thay vào đó Việt Nam chỉ mở cửa từng phần và hiện giờ các địa phương, ngay cả TP.HCM và Hà Nội cũng đã làm.

Nhưng trong mở cửa từng phần đó, tôi cho rằng mở cửa đối với hệ thống cung cấp lương thực như chợ đầu mối hay hệ thống phân phối là rất quan trọng. Bởi khi đó, không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân, mà còn phục hồi lại chuỗi bán buôn bán lẻ - yếu tố đóng góp rất lớn cho GDP của Việt Nam. Hơn nữa, chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm hoạt động sẽ có tác động đa chiều, vừa kích thích được sản xuất trong nước, vừa tăng được xuất khẩu cho nông nghiệp.

Đi kèm với mở cửa chuỗi lương thực, thực phẩm là việc vận hành thông suốt các huyết mạch lưu thông của nền kinh tế. Cho tới tận thời điểm này, huyết mạch giao thông đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn bị tắc nghẽn, do đó việc chở hàng từ Nam ra Bắc hay ngược lại từ Bắc vào Nam vẫn gặp trở ngại.

Philippines có mức độ phong tỏa mạnh hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng quốc gia này tránh được các vấn đề của Việt Nam gặp phải đó là đứt gãy chuỗi lương thực thực phẩm và giao thông bởi họ có sự đồng bộ, nhất quán trong các chính sách từ trung ương tới địa phương.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, các chính sách không đồng bộ, nhất quán và thủ tục hành chính rườm rà, đặc biệt là biện pháp kiểm soát lưu thông ở các địa phương khác nhau đã làm gián đoạn sự dịch chuyển của lao động và chuỗi cung ứng thực phẩm, làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.

img
img
img

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 8.

Bài toán tăng trưởng luôn là mục tiêu quan trọng, đặt Chính phủ trước những lựa chọn khó khăn. Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần tập trung vào công cụ nào để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2021 và sang năm 2022?

- Trong thời điểm năm 2021, câu chuyện quan trọng nhất không phải là tăng trưởng mà là bảo toàn động lực cho tăng trưởng và động lực ở đây là người lao động. Vì vậy, các gói an sinh xã hội rất quan trọng.

Nhìn sang các quốc gia khác, trong bối cảnh của dịch bệnh họ sẵn sàng đẩy mạnh chi tiêu của Chính phủ, mở hầu bao bơm tiền vào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Vừa qua, Thái Lan đã nâng trần nợ công lên 60% - 70% để đảm bảo nguồn lực cho nền kinh tế hồi phục và phát triển. Vì vậy, khi mở cửa trở lại nền kinh tế các quốc gia này đều ghi nhận các mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 9.

Việt Nam đang đứng trên góc độ bảo toàn ngân sách nhiều hơn là bảo toàn động lực, đầu tư cho tăng trưởng, thể hiện ở việc chi tiêu của Chính phủ Việt Nam dành cho an sinh xã hội hiện còn ở mức khiêm tốn, trong khi ngân sách vẫn thặng dư, trần nợ công của Việt Nam sau đánh giá chỉ ở mức 44% GDP - thấp nhất trong khu vực.

Trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ như hiện nay, muốn bảo toàn động lực tăng trưởng, Chính phủ Việt Nam phải đẩy mạnh chi tiêu của Chính phủ cho hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 6.

Ngoài ra, tổng nợ công/GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, Chính phủ Việt Nam có thể huy động thêm các nguồn vay mới, thông qua các tổ chức quốc tế. Các nguồn vốn này hoàn toàn rẻ tại sao Chính phủ Việt Nam không tận dụng?

Về chính sách tiền tệ, các gói hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng không có nhiều ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện tại bởi phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động được nên dù có bơm vốn, thậm chí giảm lãi suất về 0% doanh nghiệp cũng không làm được gì. Thế nhưng, chúng ta lại đang tạo sức ép rất lớn lên hệ thống ngân hàng.

Bản thân chính sách tiền tệ và các ngân hàng đã "gồng" lên rất nhiều trong 2 năm vừa qua kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Điều này là rất nguy hiểm. Bởi một khi sức ép quá lớn, hệ lụy kéo theo đó là nợ xấu vì giãn nợ, cơ cấu lại nợ tăng cao và quan trọng hơn, kể từ tháng 6 năm sau (khi có khoảng 70% người dân tiêm chủng đủ 2 mũi), cũng là lúc nền kinh tế cần tới chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thì hệ thống ngân hàng lại "đuối". Đây là vấn đề cần phải lưu tâm.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 11.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 8.

Dù còn nhiều trở ngại, vì sao ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn?

Thứ nhất, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển rất mạnh – là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á kể cả số lượng những triệu phú hay tỷ phú USD.

Nếu so sánh cách đây khoảng 10 năm – 15 năm, hầu như Việt Nam chưa có tỷ phú USD nhưng đến nay đã có 6 tỷ phú USD theo xếp hạng của Forbes, chưa kể số lượng triệu phú USD (trên 30 triệu USD) rất nhiều. Với thị trường trăm triệu dân và tầng lớp trung lưu lớn nên trong bất cứ hoàn cảnh nào Việt Nam vẫn là thị trường đầu tư hấp dẫn.

Thứ hai, cách tiếp cận thị trường của Việt Nam không phải nước nào cũng có, thể hiện đó là rất ít nước có nhiều hiệp định thương mại đa phương tức là tham gia siêu FTA như Việt Nam. Sự tham gia đó phản ánh sự đa dạng hóa thị trường.

Thứ ba, lao động của Việt Nam rất năng động. Đây cũng là lý do hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tất nhiên là trình độ lao động, ngôn ngữ hay kỹ năng của lao động Việt Nam chưa cao nhưng mức độ chăm chỉ, khả năng tiếp thu được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tương đối cao.

Cuối cùng, quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam rất mạnh. Đây là điều mà rất ít quốc gia trong khu vực làm được.

Tất nhiên bên cạnh các điểm mạnh cũng có những điểm chưa mạnh nhưng nhìn tổng thể với 4 điểm đó, ADB so sánh và đánh giá với các nền kinh tế khác thì tiềm năng trung và dài hạn của Việt Nam sáng sủa.

img
img

Không ít ý kiến của các chuyên gia gần đây bày tỏ quan ngại dòng vốn FDI sẽ rời khỏi Việt Nam nếu một mặt chậm mở cửa nền kinh tế và không tạo được sự tin cậy của các đối tác nước ngoài. Ông đánh giá sao về vấn đề này?

- Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng nhất, trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Do đó, Việt Nam vẫn tiếp tục hưởng lợi trong quá trình chuỗi cung ứng trên toàn cần đang thay đổi, sự căng thẳng thương mại Trung - Mỹ, gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác.

Hiện tại, do tác động của dịch bệnh, một số đơn đặt hàng chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội hoặc từ TP.HCM sang các quốc gia khác, tuy nhiên chưa xuất hiện làn sóng nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Việt Nam. Số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư mới đây cho thấy, tính đến ngày 20/9 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 12.

Các doanh nghiệp FDI và cả các doanh Việt Nam không ngại dịch bệnh, cũng không quan ngại các giải pháp chống dịch. Vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang vận lộn chống dịch, các chống dịch của các nước cũng tương tự nhau. Thậm chí, nhiều quốc gia dịch bệnh còn nặng nề hơn Việt Nam.

Hơn nữa, FDI là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư trước khi rót vốn phải nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế, như khả năng hồi phục sau dịch, nhân công,... Vì vậy, không vì dịch bệnh mà các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Việt Nam.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 13.

Vậy làm gì để tận dụng được dòng vốn FDI nói chung, đặc biệt là tận dụng được cơ hội từ quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ?

Để dòng vốn FDI bứt phá, nhất là trong giai đoạn sau dịch Chính phủ cần có những chính sách mềm dẻo hơn, để dung hòa công tác phòng chống dịch bệnh và hồi phục, tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam có thể học tập các quốc gia khác trong vấn đề phòng, chống dịch bệnh và dung hòa trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tăng cường tiêm vaccine cho người dân, từ đó ngăn ngừa tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội. Các yếu tố này sẽ là động lực thu hút dòng vốn FDI.

Xin cám ơn ông!

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 14.

Kinh tế trưởng ADB: Việt Nam đang bảo vệ “túi tiền” ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng - Ảnh 15.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem