Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Các bệnh viện quá tải, những người chết trong khi chờ điều trị tại một số thành phố, hệ thống y tế đang trên bờ vực sụp đổ ở nhiều khu vực.
Tổng số người chết của đất nước hiện là gần 337.000 người, chỉ đứng sau Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn tiếp tục phản đối bất kỳ biện pháp đóng cửa nào để kiềm chế sự bùng phát.
Ông lập luận rằng thiệt hại đối với nền kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn ảnh hưởng của virus, đồng thời ông cũng cố gắng gỡ bỏ một số hạn chế do chính quyền địa phương áp đặt tại tòa án.
Phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài dinh thự Tổng thống hôm thứ Ba, ông chỉ trích các biện pháp cách ly, cho rằng chúng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì, trầm cảm và thất nghiệp. Tuy nhiên, ông không đưa ra bình luận về 4.195 trường hợp tử vong được ghi nhận trong 24 giờ qua.
Cho đến nay, Brazil đã ghi nhận hơn 13 triệu trường hợp nhiễm coronavirus, theo Bộ Y tế. Khoảng 66.570 người đã chết bởi Covid-19 vào tháng 3, cao hơn gấp đôi so với kỷ lục các tháng trước đó.
Người dân lâm vào cảnh khó khăn, nhiều người thất nghiệp, sống dựa vào trợ cấp xã hội
Ở hầu hết các bang, bệnh nhân mắc Covid-19 đang sử dụng hơn 90% số giường trong phòng chăm sóc đặc biệt mặc dù số lượng đã dần ổn định kể từ tuần qua, theo viện y tế Fiocruz (bằng tiếng Bồ Đào Nha).
Một số bang đã báo cáo số lượng bình oxy và thuốc an thần bị thiếu hụt. Bất chấp tình hình nguy cấp, một số thành phố và tiểu bang vẫn đã và đang nới lỏng các biện pháp hạn chế việc di chuyển của người dân.
Miguel Lago, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính sách Y tế của Brazil, chuyên tư vấn cho các quan chức y tế công cộng, nói với Associated Press: "Trên thực tế, câu chuyện chống lại chính sách của Tổng thống Jair Bolsonaro đã giành thắng lợi. Về mặt chính trị, các thị trưởng và thống đốc sẽ không thể đẩy mạnh chính sách giãn cách xã hội vì họ biết những người ủng hộ tổng thống, bao gồm cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, sẽ phá hoại nó".
Tổng thống cực hữu - người liên tục đánh giá thấp biến thể mới của virus, đặt ra nghi ngờ về vắc xin và thường xuyên bảo vệ các loại thuốc chưa được công nhận - đã bị chỉ trích nặng nề về cách xử lý khủng hoảng của ông.
Ông đã thay đổi quan điểm của mình về tiêm chủng gần đây, cam kết đưa năm 2021 trở thành năm tiêm chủng. Thế nhưng hiện tại, Brazil vẫn đang phải vật lộn với việc triển khai chương trình.
Những người chỉ trích cho rằng Chính phủ đã quá chậm chạp trong việc đàm phán nguồn cung trong bối cảnh chạy đua trên toàn thế giới, khiến Brazil phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc tiếp nhận vắc xin. Chỉ có khoảng 8% dân số đã được tiêm ít nhất một liều thuốc, theo Our World in Data tracker.
Nhà dịch tễ học Ethel Maciel cho biết đất nước đang ở trong một "tình huống khủng khiếp", bà nói với hãng tin AFP: "Với tốc độ hiện tại... cách duy nhất để làm chậm sự lây lan cực kỳ nhanh chóng của virus là giãn cách toàn xã hội trong ít nhất 20 ngày".
Fiocruz cho biết họ đã phát hiện được 92 biến thể của coronavirus trong nước, bao gồm cả biến thể P.1, tên gọi khác là Brazil. Biến thể này là nguyên nhân gây lo ngại vì nó được cho là dễ lây lan hơn nhiều so với chủng ban đầu.
Các biến thể được cho là xuất hiện ở bang Amazonas vào tháng 11 năm 2020, lây lan nhanh chóng ở thủ phủ Manaus của bang, là nguyên nhân của 73% các trường hợp vào tháng 1 năm 2021, theo số liệu được phân tích bởi các nhà nghiên cứu ở Brazil.
Đồng thời, nó cũng liên quan đến việc tăng đột biến các ca nhiễm trùng và tử vong ở một số quốc gia Nam Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.