Lên Tân Uyên ở Lai Châu xem phụ nữ dân tộc Lào cầu kì may học may trang phục truyền thống - Ảnh 1.

Dân tộc Lào là một trong 20 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Từ xa xưa, cũng như nhiều nhóm dân tộc khác, phụ nữ luôn là những người làm ra những bộ quần áo cho cả gia đình. Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc đều mang một sắc thái riêng, phản ánh phóng tục tập quán sinh hoạt và bản sắc riêng.

Cứ đến tháng 6 - 7 âm lịch, phụ nữ Lào lại cùng nhau hái bông, phơi bông cho thật khô và làm sạch rồi mang cất trước khi mùa mưa ngâu kịp tới. Đợi đến mùa đông, khi củ nâu, củ chàm trên rừng đã bắt đầu đi ngủ, cũng là lúc họ đào củ mang về để chuẩn bị làm cho mỗi thành viên trong gia đình 1 bộ quần áo mới để đón tết.

img
img

Trang phục truyền thống của bà con dân tộc Lào mang một sắc thái riêng, phản ánh phong tục tập quán sinh hoạt và bản sắc riêng.

Hầu hết ở các gia đình người Lào hiện nay, trang phục của cả gia đình vẫn do người phụ nữ làm. Từ việc thu bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu hoa cũng hoàn toàn thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ để tạo nên những bộ trang phục truyền thống.

Mỗi ngày, vào những thời điểm nông nhàn khi đã xong hết mọi công việc khác trong nhà, những người phụ nữ dành ra hàng giờ đồng hồ để ngồi se sợi, dệt vải và thêu thùa, để làm được một bộ trang phục của phụ nữ Lào cũng cần đến 2 tháng mới xong.

Trang phục của người Lào ở Tân Uyên hầu hết là màu đen, chân váy sẽ được dệt nhiều hoa văn màu trắng, điểm nhấn là những đường may kết hợp những màu sắc khác và thêu tay cầu kỳ hơn.

Ông Trần Khúc Dương, Trưởng phòng văn hóa – Thông tin huyện Tân Uyên, Lai Châu cho biết: Ở một số địa phương, những bộ trang phục của người Lào đã có sự cách tân, trang phục có nhiều màu sắc sặc sỡ hơn. Lối may đo chuộng hình tiết hoa văn của dân tộc Kinh, có nhiều hoa văn may theo yêu cầu của người sử dụng.

img
img

Phụ nữ người Lào thường dành ra hàng giờ đồng hồ để ngồi se sợi, dệt vải và thêu thùa, để làm được một bộ trang phục của phụ nữ Lào cũng cần đến 2 tháng mới xong.

So với chiếc váy màu đen truyền thống, chiếc váy cách tân có nhiều màu sắc rực rỡ hơn, vải cũng đa dạng khác nhau. Áo cũng được cách tân từ chiếc áo dài, tay ngắn chuyển thành chiếc áo dài qua eo, thiết kế theo thời thượng. Tuy nhiên người Lào ở Tân uyên vẫn giữ được hầu hết những nét truyền thống từ màu sắc đến hoa văn.


Lên Tân Uyên ở Lai Châu xem phụ nữ dân tộc Lào cầu kì may học may trang phục truyền thống - Ảnh 4.

Lớp dạy may trang phục truyền thống của người dân tộc Lào ở huyện Tân Uyên, Lai Châu.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa và hội nhập về kinh tế, không chỉ dân tộc Lào, mà ở nhiều bản làng vùng cao đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình trong sinh hoạt hàng ngày rất ít.

Trước bối cảnh đó, cùng với sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh Lai Châu, phòng Văn hoá TT&DL huyện Tân uyên đã phối hợp với xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên) để mở lớp truyền dạy kỹ năng tạo hình, dệt và may trang phục cho thế hệ trẻ, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Lên Tân Uyên ở Lai Châu xem phụ nữ dân tộc Lào cầu kì may học may trang phục truyền thống - Ảnh 6.

Người Lào ở Lai Châu nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó trang phục của bà con vẫn thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong ngày lễ, tết.

Qua lớp học, học viên sẽ được học tất cả các bước và kỹ thuật để có thể tự làm 1 bộ quần áo, váy áo cho gia đình. Là người trực tiếp giảng dạy, chị Lò Thị Sị ở bản Hào Nghè, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu chia sẻ: Chúng tôi sẽ truyền dạy cho các học viên đầy đủ các công đoạn theo lối cầm tay chỉ việc. Qua lớp học, các học viên sẽ được tìm hiểu ý nghĩa các họa tiết hoa văn trên trang phục phụ nữ Lào. Cách thức làm hoa văn, phụ kiện trên áo, váy, khăn của các bộ trang phục.

Tham gia lớp học do huyện tổ chức, có 40 học viên là người dân tộc Lào ở xã Mường Khoa, (huyện Tân Uyên, Lai Châu). Lớp học có 3 giảng viên trực tiếp truyền dạy kỹ năng là người dân tộc Lào, sinh sống tại bản Hào Nghè, xã Mường Khoa, đã có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong tạo hình trang phục dân tộc.

Các học viên được hướng dẫn kỹ thuật và các bước để dệt, nhuộm thổ cẩm may hoàn thiện một trang phục truyền thống chi tiết nhất; các giảng viên nhân không chỉ vui mừng vì được dạy lại cho người khác những kỹ thuật này, mà còn cảm thấy vô cùng ý nghĩa khi nhận được sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền địa phương và cả xã hội.

img
img

Lớp học có 3 giảng viên là người dân tộc Lào, sinh sống tại bản Hào Nghè, xã Mường Khoa, đã có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong tạo hình trang phục dân tộc.

Chị Lò Thị Sị nói: Các sản phẩm chúng tôi đang truyền dạy bao gồm dệt váy, dệt áo, dệt khăn quấn đầu, dệt áo nam, quần nam thắt lưng và khăn quấn đầu nam; về thêu thì đối với áo nữ có các hoa văn như cổ áo, tay áo; đối với áo nam có thêu túi và sườn áo. 

Huyện tổ chức truyền dạy như này chúng tôi rất vui, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự vì được truyền dạy lại cho bà con, để mong được lưu giữ cho các cháu và thế hệ mai sau.

Lên Tân Uyên ở Lai Châu xem phụ nữ dân tộc Lào cầu kì may học may trang phục truyền thống - Ảnh 5.

Lớp truyền dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn huyện Tân Uyên, Lai Châu.

Năm nay mới ngoài 40 tuổi là một phụ nữ siêng năm chăm sóc gia đình, nhưng vì không có nhiều thời gian nên nhiều kỹ thuật trong tạo hình trang phục còn chưa sáng tạo và muốn hiểu hơn về bản sắc của dân tộc mình, nên khi tham gia lớp học chị Kẻo rất hào hứng.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Kẻo nói: Học ở đây tôi hiểu hơn về những ý nghĩa hoa văn trên trang phục, hiểu được những hoạ tiết trên quần áo và khăn là không được thiếu vì mỗi cái có một ý nghĩa riêng. Tôi cảm thấy rất vui, thấy tự hào và yêu quý những bản sắc của dân tộc mình.

Lớp truyền dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn huyện Tân Uyên; thông qua lớp truyền dạy này, trang phục của đồng bào dân tộc Lào sẽ được lưu giữ và bảo tồn. Đây cũng chính là cơ sở để xã Mường Khoa nói riêng và huyện Tân Uyên nói chung tiếp tục phát triển du lịch trong thời gian tới.

Trang phục truyền thống là một biểu trưng của văn hoá, góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, trước bối cảnh hội nhập, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc gắn với du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, vừa giúp đồng bào yêu và gắn bó với trang phục truyền thống vừa yên tâm phát triển kinh tế.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem