Tần Thủy Hoàng gắn liền với hình ảnh của vị vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc cận đại từ 6 nước chư hầu, chất dứt hơn 200 năm chiến tranh ròng rã. Ông cũng được biết đến với bản lĩnh và tài trí của một vị vua quyền uy bậc nhất thời bấy giờ.
Tuy nhiên, có những bí ẩn về cuộc đời của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Một trong số đó là suốt 37 năm trị vì, vị Hoàng đế này chưa một lần lập hậu. Khi khai quật lăng mộ, người ta cũng chỉ thấy duy nhất mộ của Tần Thủy Hoàng chứ không có phần mộ của hoàng hậu.
Suốt 37 năm trị vì, Tần Thủy Hoàng chưa một lần lập hậu. (Ảnh minh họa)
Theo tư liệu lịch sử, lên ngôi hoàng đế năm 13 tuổi nhưng đến năm 22 tuổi, Tần Thủy Hoàng không hề lập hoàng hậu. Đây thường là thời gian đàn ông lấy vợ thế nhưng Tần Thủy Hoàng lại không hề làm điều đó.
17 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng chấp chính cho đến năm ông 39 tuổi là khoảng thời gian Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Từ khi 39 tuổi cho đến khi ông 50 tuổi, vị Hoàng đế này vẫn không hề nghĩ tới việc lập “mẫu nghi thiên hạ”.
Để lý giải lý do vì sao vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc này lại không có hoàng hậu, đã có rất nhiều nhà sử học nghiên cứu và đưa ra nguyên nhân lớn chính là sự ảnh hưởng của gia đình, cụ thể là việc phải tận mắt chứng kiến những hành vi tư thông phóng túng của thân mẫu mình.
Thân mẫu của Tần Thủy Hoàng, Triệu Cơ vốn là tì thiếp của Lã Bất Vi. Tuy nhiên vì mục đích chính trị, Lã Bất Vi đã dâng tặng Triệu Cơ cho Dị Nhân (tức Tần Trang Tương Vương). Sau khi Tần Trang Tương Vương qua đời, bà ta thân là thái hậu nhưng vẫn tiếp tục tư thông qua lại với Lã Bất Vi.
Không chỉ vậy, khi Tần Thủy Hoàng càng lớn, Triệu Cơ càng phóng túng, dâm loạn. Bà còn gian díu với Lao Ái - một tên giả làm thái giám để hầu hạ thái hậu và có với người này hai đứa con trai.
Sự phóng túng của thân mẫu được cho là nguyên nhân lớn dẫn đến việc hình thành nên một tính cách cực kỳ phức tạp trong con người Tần Thủy Hoàng (Ảnh minh họa)
Sự phóng túng của thân mẫu được cho là nguyên nhân lớn dẫn đến việc hình thành nên một tính cách cực kỳ phức tạp trong con người ông. Tức giận vì những hành động của Thái hậu, Tần Thủy Hoàng trong cơn thịnh nộ đã ra lệnh giết chết Lao Ái cùng hai đứa em trai cùng mẹ khác cha, đuổi mẹ khỏi Hàm Dương. Lã Bất Vi cũng bị bãi miễn chức vụ tướng quốc, sau này sợ bị giết mà đã tìm đến cách uống thuốc độc để tự sát.
Những ám ảnh về gia đình khi đó đã khiến Tần Thủy Hoàng dần hình thành thái độ coi nữ nhân chỉ đối tượng để trút hết sự căm ghét hoặc là công cụ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
Từ đó, vị Hoàng đế này cũng nảy sinh sự không tin tưởng vào nữ giới. Theo ông, việc chỉ định một Hoàng hậu sẽ khiến cho tất cả các phi tần tranh giành, đấu đá nhau để trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Một nguyên nhâ nữa được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra đó là do sự mất mát về người thương yêu nhất khiến Tần Thủy Hoàng ngày đêm chỉ chìm trong tửu sắc để quên đi nỗi uất hận.
Có một giai thoại về chuyên tình đầy trắc trở, sóng gió của Tần Thủy Hoàng Đại Vương nước Tần và A Phòng, cô con gái một thầy thuốc nước Triệu.
Vai A Phòng do diễn viên Lâm Tâm Như đóng
Hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính (tên của Tần Thủy Hoàng) còn ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương - kinh đô nước Tần - thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh. Gặp gỡ rồi cảm mến, Tần Doanh Chính đã lấy danh nghĩa một anh thợ mộc để ngỏ lời kết hôn cùng A Phòng và đã được cô nhận lời.
Khi đó công chúa nước Triệu mang tên Trường Lạc có dung mạo được cho là giống hệt A Phòng nên đã đóng giả cô rồi đưa vào cung nhằm ám sát Tần Doanh Chính. Song, đám cận vệ của Đồng Thái thú, thân cận của Thái hậu đã tưởng nhầm cô là A Phòng nên ra tay giết hại.
Tần Doanh Chính vô cùng đau đớn, đem thi hài công chúa vào một quan tài bằng pha lê rồi chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Nhưng A Phòng thật sự lại bị các nước chư hầu khống chế, cho uống thuốc mất trí nhớ và tìm cách lợi dụng để ám sát Tần Doanh Chính thêm lần nữa.
Cho đến khi Hoa Dương Thái hậu, bà của Tần Doanh Chính hát lại bài hát họ từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới tỉnh cơn mê và nhận ra Tần Doanh Chính. Tuy nhiên, khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì không khuyên ngăn được nên quyết định tự vẫn.
Hình ảnh cung A Phòng sau khi được phục chế
Không còn A Phòng, với Tần Thủy Hoàng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử và đặt tên là A Phòng để tưởng nhớ người thương.
Đối với nguyên nhân Tần Thuỷ Hoàng không lập hậu, đã có rất nhiều nguyên nhân được các học giả đưa ra, tuy nhiên ai đúng ai sai, đến nay vẫn chưa có kết luận.
Diệu Ly (Khám Phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.