Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Có mặt tại xã Kim Trung (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) gần 12 giờ ngày 6/6, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN quan sát anh Trần Văn Chính (xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) lặn hàng giờ đồng hồ dưới đáy sông để săn con vẹm đen.
Clip: Cận cảnh anh Trần Văn Chính (quê xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng) lặn bắt con vẹm đen tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Anh Trần Văn Chính (quê xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng) tâm sự: "Tôi làm nghề lặn bắt con nghéo (vẹm đen) đã hơn 10 năm, nghề này rất vất vả, nguy hiểm nên cần có sức khỏe, sự kiên trì…khi lặn xuống đáy sông".
Anh Trần Văn Chính (quê xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng) vác trên vai bao vẹm đen nặng 50kg lên bờ. Ảnh: Vũ Thượng
Theo anh Chính, nghề lặn bắt con vẹm đen còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm chực chờ khác như: Mảnh vỡ thủy tinh, chai lọ, gạch đá, sắt vụn…nên cần có kinh nghiệm để xử lý tình huống. Biết nghề nguy hiểm nhưng vì mưu sinh nên vẫn tiếp tục công việc.
Cận cảnh con nghéo (vẹm đen) anh Chính bắt về bán làm thức ăn cho con cua biển, tôm hùm...Ảnh: Vũ Thượng
"Hôm nay (ngày 6/6), tôi đi từ 8 giờ sáng và đến giờ đã thu được 12 bao vẹm đen. Tôi bán cho thương lái 10 bao giá khoảng 2.000 đồng/kg cũng đút túi được 1.000.000 đồng. Riêng 2 bao vẹm đen trên xe này để đem về làm thức ăn cho con cua biển mà gia đình đang nuôi", anh Chính nói.
Con vẹm đen thường bám vào mang cống, đá ngầm để sống. Ảnh: Vũ Thượng
Quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, dụng cụ anh Chính đem theo để bắt con vẹm đen ngoài chiếc xe máy có chế thùng xe kéo phía sau thì còn có hệ thống tạo Oxy, cuộn dây dẫn khí dài hàng chục mét, kính lặn,…
Sau 15 phút, anh Chính bắt được 50kg con vẹm đen. Ảnh: Vũ Thượng
Khi xuống nước, anh Chính ngậm trong mồm ống dưỡng khí, đeo sau lưng là một viên gạch bi (loại 5 kg) và một bao đựng đan bằng lưới cước. Đặc biệt, anh Chính đi bắt con vẹm đen không thể thiếu kính lặn giúp ngăn nước vào mắt và nhìn rõ dưới đáy sông hơn.
Không khó để nhận biết anh Chính lặn dưới đáy sông bắt con vẹm đen. Ảnh: Vũ Thượng
Bình quân, mỗi lần anh Chính lặn xuống sông bắt con vẹm đen từ 10-20 phút và có khi kéo dài tới 30 phút mới ngoi lên mặt nước. Đứng trên bờ có thể nhìn thấy anh Chính di chuyển vị trí bắt con vẹm đen liên tục thông qua bọt khí nổi lên.
Anh Chính đeo gạch sau lưng nhằm giữ mình dưới đáy sông lâu hơn khi lặn bắt con vẹm đen. Ảnh: Vũ Thượng
Anh Chính cho biết: "Tùy vào vị trí mà con vẹm đen đang tập trung sinh sống, tôi cứ lặn khi nào vớt đầy bao (loại 50kg) là ngoi lên. Đồng thời, nghỉ 1-2 phút lấy sức lại tiếp tục làm việc".
Anh Chính làm sạch bùn bẩn bám vào con vẹm đen trước khi bán cho thương lái. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, mỗi tháng anh Chính đi lặn săn con vẹm đen khoảng 15 ngày, thường thời gian ngụp lặn từ 7-12 giờ/ngày là về. Nghề lặn săn con vẹm đen tuy vất vả, hiểm nguy…nhưng đổi lại giúp anh Chính có thu nhập hơn 1.000.000 đồng/ngày.
Anh Chính để 2 bao vẹm đen về làm thức ăn cho con cua biển mà gia đình đang nuôi. Ảnh: Vũ Thượng
Khu vực con vẹm đen sinh sống thường ở các cửa sông. Ảnh: Vũ Tthuowngj