Nữ đầu bếp làm bánh người Việt tại Mỹ Lauren Tran và màn trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Cuộc sống cứ như vậy cho đến khi Lauren biết tin từ gia đình ở Federal Way, Seattle rằng cha cô đã phải vào bệnh viện sau một cơn đau ngực.

Ngay lập tức, Lauren hủy tất cả các đơn đặt hàng bánh của cô ở New York, lấy quần áo và nhét một túi lá dứa vào hành lý xách tay trước khi lên chuyến bay đến Seattle để trở về nhà chăm sóc cha. Cô mang theo lá dứa để nướng bánh chiffon lá dứa đặc trưng của mình cho gia đình và bạn bè. 

Nữ đầu bếp làm bánh người Việt tại Mỹ Lauren Tran và màn trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Lauren Tran từng làm việc ở New York trước khi trở về Seattle. Ảnh: @banhbylauren

Câu chuyện xảy ra hồi tháng 2 năm nay. Ban đầu cô chỉ nướng khoảng hai cái bánh. Nhưng rất nhanh sau đó, nó đã tăng lên đến 60 chiếc bánh, cùng với hàng trăm món tráng miệng khác. Lauren nướng suốt ngày đêm để cố gắng đáp ứng kịp chuỗi đơn đặt hàng từ bạn bè và những người biết đến cô tại Seattle. Có thể nói, công việc ngày càng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, sức khỏe của cha cô cũng dần được cải thiện.

Vào đầu tháng 4, Lauren điều hành một cửa hàng bán bánh khu vực trước Fast Penny Spirits ở Interbay. Cô nghĩ mình đã làm đủ số lượng bánh ngọt và bánh macaron để bán trong khoảng ba giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, hàng đã hết veo chỉ sau 45 phút. Cô thậm chí phải ở lại để xin lỗi những vị khách không mua được.

Nữ đầu bếp làm bánh người Việt tại Mỹ Lauren Tran và màn trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Hộp bánh tổng hợp của @banhbylauren. Nguồn: @banhbylauren

"Tôi rất ngạc nhiên", Lauren nói. "Tôi chưa từng nghĩ rằng Seattle sẽ yêu quý mình như vậy... Tôi thấy choáng ngợp và không biết phải diễn tả như thế nào tình cảm yêu mến của mọi người".

Trong thời gian qua, cô đã thu được một lượng lớn người theo dõi, bánh làm ra gần như lúc nào cũng bán hết ngay lập tức. Đặc biệt, đám đông người Mỹ gốc Á trẻ tuổi là một trong những tín đồ cuồng nhiệt nhất của cửa hàng, họ thường mua những hộp tổng hợp gồm bánh macaron, bánh ngọt và kẹo khoai mì Việt Nam, với vị thơm đặc trưng của dừa và quả dứa thơm vani.

Nữ đầu bếp làm bánh người Việt tại Mỹ Lauren Tran và màn trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Đây là một chuyến đi về nhà mà Lauren chưa từng mong đợi. Cô nàng người Mỹ gốc Việt 32 tuổi lớn lên ở Federal Way và tốt nghiệp Đại học Washington với bằng khoa học chính trị trước khi tham gia các phòng thí nghiệm nghiên cứu lâm sàng khác nhau trong ba năm tiếp theo. Mặc dù vậy, cô luôn cảm thấy mình không phù hợp với những công việc hàn lâm.

Sự thật là, cô đã bị đình trệ trong khoảng thời gian dài và không đủ can đảm để nói với cha mẹ rằng cô không muốn trở thành bác sĩ, mà thay vào đó Lauren muốn trở thành một đầu bếp bánh ngọt.

"Bạn sục sôi lên với những ý tưởng táo bạo", Lauren cười nói.

Lauren dành đến 90 giờ làm việc mỗi tuần để tiết kiệm tiền chuyển đến New York. Cô bắt đầu những ngày làm nhân viên pha cà phê ở trung tâm thành phố Seattle lúc 5 giờ sáng, sau đó cởi tạp dề lúc 2 giờ chiều và nhanh chóng chạy đến chỗ công việc thứ hai tại Canlis. Lauren làm nhân viên phục vụ của một cửa hàng dành cho người sành ăn, nhưng cô luôn tìm cớ để la cà tại những hàng bánh ngọt. Kyle Johnson, giám đốc của Canlis, nhớ lại: "Rõ ràng là cô ấy có một tình yêu sâu sắc với tất cả những món đồ ngọt".

Nữ đầu bếp làm bánh người Việt tại Mỹ Lauren Tran và màn trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Lauren Tran từng tốt nghiệp Đại học Washington với bằng khoa học chính trị, tuy nhiên cô lại có niềm đam mê đặc biệt với bánh ngọt. Ảnh: seattledailynews

Lauren tốt nghiệp chương trình làm bánh ngọt của Trung tâm Ẩm thực Quốc tế tại New York vào năm 2019. Sau đó, cô ấy xuất hiện tại Momofuku Ko của David Chang và Gramercy Tavern của Danny Meyer, nơi cô tham gia cuộc thi làm đồ tráng miệng trong Lễ Tạ ơn. Tạp chí ẩm thực Food & Wine đã có một bài viết với tiêu đề "Cuộc thi làm bánh của Gramercy Tavern là chương trình gay cấn nhất không có trên TV".

Lauren đã thắng cuộc thi với món bánh pudding dừa lá dứa kết hợp cùng kem đánh bông sả.

Điều này đã đặt nền móng cho phong cách làm bánh của Lauren, cô muốn tích hợp hương vị nhiệt đới của quê hương vào bánh ngọt Pháp và Mỹ. Cô nói, tất cả những món tráng miệng làm từ bột sắn đầy màu sắc và xôi ngọt được bày bán trên quầy của Bánh Mi Delis đều bị đánh giá thấp và không phải món ăn quen thuộc với người phương Tây.

Nữ đầu bếp làm bánh người Việt tại Mỹ Lauren Tran và màn trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 6.

img
img
img
img
img

Một số loại bánh được ưa chuộng ở @banhbylauren. Ảnh: @banhbylauren

Lauren cho biết, đặc điểm của các món tráng miệng Việt Nam là có kết cấu chắc và dai. Cô cũng đặc biệt thích thêm dứa thơm vào bánh macaron, dimsum vừng và các loại kẹo khác. Cô bán một hộp bánh tổng hợp loại này với giá 40 đô la.

Giống như nhiều đầu bếp bánh ngọt bị sa thải bởi đại dịch, Lauren giờ đây chủ yếu bán bánh của mình thông qua tài khoản Instagram @banhbylauren.

Cô nói: "Đại dịch đã phần nào đưa tôi ra khỏi giới hạn của mình và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Tình thế khó khăn giúp tôi xác định được những gì tôi muốn làm với tư cách là một đầu bếp bánh ngọt, đó chính là giúp nhiều người hơn nữa biết được hương vị tinh tế của các món tráng miệng mang phong cách Việt Nam".

Nói về món đặc trưng của quán, không thể không kể đến bánh da lợn, một loại bánh làm từ bột sắn hấp dừa với các lớp nhân lá dứa và đậu xanh xen kẽ, có vị vani nhẹ, không quá ngọt hay nhiều nước như những phiên bản được bày bán trong các siêu thị châu Á. Trân châu dính và dai, có vị giống như kẹo cao su.

Bên cạnh đó, còn có bánh chiffon lá dứa bốn lớp với mousse dừa và kem đánh bông từng ghi dấu ấn ở Seattle và New York. Bí quyết hút khách của chiếc bánh chính là mùi thơm vừa béo vừa nhẹ, kết cấu bánh xốp với hạnh nhân sữa bùng nổ cùng hương vị nhiệt đới.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem