Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 1.

Thưa ông, ông có th lý gii vì sao mà con s ti phm tham nhũng ngày càng gia tăng, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó lưng? Trong 6 tháng đu năm 2023, cp u, u ban kim tra các cp đã thi hành k lut 270 t chc Đng, gn 10.000 đng viên, trong đó có gn 4000 đng viên b k lut do tham nhũng, suy thoái v tư tưng chính tr, đo đc, li sng...

- Chúng ta đừng nhìn vào số liệu khi thấy số vụ tham nhũng bị phát hiện, xử lý tăng lên thì cho rằng tình hình tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn trước. Nếu đánh giá như vậy sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả trong công tác PCTN, các địa phương sẽ xử lý ít đi để chứng tỏ địa phương đó ít có tham nhũng. Hiện nay, không phải địa phương nào ít phát hiện tham nhũng, xử lý ít các vụ việc thì chúng ta đánh giá là công tác PCTN ở đó tốt đâu; mà phải thấy rằng, có thể tham nhũng còn nhiều nhưng do không kiểm tra nên ít phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế. Còn hiện nay, khi tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý không có vùng cấm, không có ngoại lệthì số lượng vụ việc bị phát hiện, xử lý tăng lên là đương nhiên. 

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội trả lời phỏng vấn phóng viên Báo điện tử Dân Việt.

Nhìn vào cục diện, tổng thể để thấy rằng khi xử lý quyết liệtthì nhiều kẻ tham nhũng hoặc có ý định tham nhũng đều thấy sợ, thấy chùn bước. Thế nên tác động của việc xử lý quyết liệt, của công tác tuyên truyền lan toả rất mạnh. Đến nay, nhiều cán bộ công chức rất ý thức được trách nhiệm, làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ. Và người nào vi phạm thì như Tổng Bí thư đã nói "ai trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa".

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 3.

Theo ông, các bin pháp phòng, chng tham nhũng nhng năm gn đây đã thc s đưc đy mnh chưa và đã điu chnh như thế nào cho phù hp vi tình hình thc tin?

- Công tác PCTN ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện ngày càng nhiều giải pháp, từ phòng ngừa đến xử lý, với sự vào cuộc rất tích cực của cả hệ thống chính trị, từ việc ban hành các văn bản để thể chế hoá các chủ trương chính sách của Đảng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa cũng như xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác truy tố, điều tra, xét xử, thi hành án…

Để chống hoàn toàn được tham nhũng không phải một sớm một chiều mà làm được. Chúng ta phải có lộ trình, có thời gian nhất định, phải hoàn thiện được 3 mục tiêu trong PCTN là "không thể, không dám, không muốn" tham nhũng.

Muốn vậy, thể chế pháp luật phải hoàn thiện, chặt chẽ, không có kẽ hở để "không thể" lợi dụng kẽ hở mà tham nhũng. Phải xử lý rất nghiêm minh để người ta "không dám". Ngoài việc bị xử lý hình sự thì tài sản tham nhũng phải được thu hồi. Để người ta "không muốn" tham nhũng, phải đảm bảo cho cán bộ công chức có đủ điều kiện, mức lương cần thiết để duy trì cuộc sống. Phải hoàn thiện được đồng đều cả 3 vấn đề này.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 4.

Còn trong vic phát hin và x lý các hành vi tham nhũng thì sao, thưa ông?

- Trước đây có tình trạng "trên nóng dưới lạnh", chỉ xử lý cán bộ cấp cao trên Trung ương và cán bộ tham nhũng vặt ở cấp xã, còn cán bộ cấp giữa, cấp trung rất ít. Thời gian qua chúng ta xử lý quyết liệt, từ cấp to đến cấp nhỏ, trong nội bộ các địa phương, ở các cấp huyện, cấp tỉnh cũng đã bị xử rất nhiều. Chúng ta đã xử lý không loại trừ ai, không chỉ những vụ tham nhũng xảy ra hiện nay mà cả các vụ cách đây nhiều năm, như vụ ở Lào Cai xảy ra cách đây cả chục năm nhưng vẫn bị xử lý. Chúng ta không chỉ xử lý những vụ tham nhũng lớn như Việt Á hay Chuyến bay giải cứu mà cả vụ việc nhỏ nhưng có tính chất hệ thống, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Ví dụ vụ đăng kiểm, mỗi lần đăng kiểm người ta chỉ tham nhũng một vài trăm nghìn nhưng nó mang tính chất hệ thống.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 5.

Chúng ta không chỉ xử lý cán bộ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tham nhũng, mà xử lý cả người làm công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng mà có hành vi tham nhũng. Có đoàn thanh tra có thanh tra viên có hành vi tham nhũng đã bị bắt giữ và xử lý. Như vụ ở Lâm Đồng mới đây đã xử lý người liên quan trong đoàn thanh tra, trong đó có cán bộ thanh tra nhà nước, cả cán bộ thanh tra địa phương.

 Nhưng có mt s ý kiến ca các Đi biu Quc hi cho rng, tình trng tham nhũng Vit Nam ngày càng tăng, nhiu quan chc "dám" tham nhũng do phn nào th chế và lut pháp chưa đ nghiêm minh, vn còn lng lo, nhiu k h. Ông đánh giá thếo v nhng ý kiến này?

- Phải thừa nhận hệ thống pháp luật vẫn còn có sự chưa đồng bộ, thống nhất, vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập. Nếu một quy định có thể làm thế này cũng được, làm thế kia cũng được thì người ta rất dễ lợi dụng. Vẫn còn hạn chế trong việc tuân thủ các quy trình thủ tục, xây dựng văn bản pháp luật. Để xây dựng một văn bản chặt chẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục, từ việc lấy ý kiến, đánh giá tác động... thì chúng ta làm chưa hết, dẫn đến sơ hở, đem lại lợi ích không chính đáng cho một nhóm người nhất định. Và người ta lợi dụng những văn bản đó để tham nhũng tiêu cực. Ví dụ, trong văn bản quy phạm pháp luật nếu có nhiều quy trình thủ tục hành chính không cần thiết, hoặc nếu có quá nhiều thủ tục hành chính phức tạp sẽ gây khó và đương nhiên người dân phải mất tiền, hoặc phải tiếp cận với cán bộ công chức mới làm được việc.

Điều tiếp theo là khi văn bản đó ban hành ra rồi thì phải tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, mặc dù chúng ta đã có Luật PCTN rồi nhưng khi tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 6.

Công khai minh bạch các hoạt động của các cơ quan nhà nước là một yêu cầu rất quan trọng của Luật PCTN để chống tham nhũng, như công khai quy trình thủ tục, công khai những quy hoạch cán bộ, các quy hoạch đất đai, các loại thông tin để người dân được biết và qua đó người dân giám sát, thì trong nhiều trường hợp, nhất là ở các cấp địa phương, việc công khai còn có nhiều hạn chế. Nhiều nơi người dân không được biết, chỉ một nhóm nhỏ biết với nhau.

Về định mức tiêu chuẩn trong các lĩnh vực, trong các công việc cũng có những tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với tình hình thực tế nhưng chậm được sửa đổi. Điều đó dẫn đến tiêu cực, hoặc dẫn đến việc cán bộ công chức sợ sai không dám làm, hoặc làm cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, hoặc nếu làm thì lại vướng vào tình thế trái pháp luật.

Rồi các quy tắc ứng xử trong các cơ quan phải được ban hành nhưng nhiều nơi vẫn ban hành chậm. Việc kiểm soát xung đột lợi ích khi chúng ta thực hiện cũng chưa tốt. Cần phải xem có việc cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì có mâu thuẫn gì với lợi ích cá nhân của người đó không. Ông giao việc hoặc ký hợp đồng của cơ quan mình với người nhà, anh em thì đương nhiên sẽ dẫn đến xung đột về mặt lợi ích, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích cá nhân. Những trường hợp xung đột lợi ích đó cần phải được kiểm soát. Tuy nhiên, việc người đứng đầu bố trí người nhà vào làm các vị trí chủ chốt, quan trọng ở trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DNNN vẫn còn diễn ra…

Việc thanh toán không dùng tiền mặt chúng ta đã có nhiều tiến bộ nhưng xã hội này vẫn là xã hội tiêu tiền mặt là chủ yếu. Tiêu tiền không phải qua tài khoản ngân hàng cũng sẽ có khó khăn trong công tác phòng ngừa tham nhũng.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 7.

Ông có cho rng, mt trong nhng nguyên nhân chưa làm tt công tác PCTN là do vn đ kê khai tài sn thu nhp không?

- Kê khai tài sản thu nhập là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng rất quan trọng. Vừa qua chúng ta đã sửa đổi Luật tham nhũng, có nhiều quy định mới, tiến bộ và rất có hiệu quả trong việc kiểm soát tài sản thu nhập. Nhưng vì mới triển khai nên chỉ mới đạt được kết quả bước đầu. Và qua kiểm tra, cũng phát hiện một số trường hợp vi phạm, nhưng chủ yếu mới ở mức phát hiện vi phạm về trình tự thủ tục, về hình thức. Mới đây nhất, chúng ta phát hiện nhiều trường hợp kê khai không trung thực và đã xử lý rất nghiêm khắc, kể cả đối với người vi phạm là cán bộ cao cấp, là Uỷ viên trung ương Đảng… Nhưng việc phát hiện vi phạm trong nhiều trường hợp vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Dân phản ánh có nhiều quan chức có nhiều tài sản, ôtô, biệt phủ, ăn tiêu rất xa hoa nhưng kê khai tài sản không đầy đủ.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 8.

Đây chắc chắn là vấn đề chúng ta sẽ phải tiếp tục hoàn thiện. Trong kê khai tài sản hiện nay đã có những quy định về công khai, cán bộ công chức phải công khai ở cơ quan làm việc, ai cũng xem được. Tất nhiên việc công khai có hai mặt. Nước ngoài cũng có công khai, nhưng chỉ công khai với một số đối tượng như Nghị sĩ, Tổng thống, Thủ tướng..., chứ không công khai bắt buộc đối với tất cả cán bộ công chức.

Tất nhiên cái chính là phải có công tác kiểm tra. Hiện nay chúng ta đã kiểm tra mang tính chất thường xuyên, đột xuất và theo tỉ lệ. Các đối tượng là lãnh đạo cũng đều phải tham gia bốc thăm để kiểm tra theo xác suất. Nếu kê khai không đúng, kiểm tra phát hiện sẽ bị xử lý ngay. Thêm nữa, cơ quan kiểm tra có quyền yêu cầu tất cả các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin, qua đó sẽ nắm được việc anh có tài sản gì...

Chúng ta đã làm tt công tác truy t, xét x các v án tham nhũng ln, nghiêm trng, phc tp, đ đm bo không b lt ti phm chưa? Ông đánh giá thếo v công tác thu hi tài sn b tht thoát, chiếm đot trong các v án tham nhũng kinh tế?

- Hiện nay, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp về cơ bản được tiến hành rất tốt, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, công tác này cũng còn những điểm bất cập, nhiều trường hợp phát hiện, khởi tố nhưng bị can bỏ trốn, không tìm được, như vụ Mobiphone, AIC... Rồi cũng có đối tượng khởi tố xong thì bị tạm đình chỉ điều tra vì không chứng minh được hành vi tội phạm.

Trong đấu tranh chống tham nhũng, bên cạnh việc xử lý người có hành vi tham nhũng, chúng ta phải thu hồi được tài sản tham nhũng mới là thành công. Gần đây chúng ta đẩy mạnh được công tác này và đạt nhiều kết quả như: thu hồi ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra; nếu phát hiện hành vi vi phạm thì yêu cầu trả lại tài sản ngay. Khi điều tra, truy tố, xét xử, đã tiến hành kê biên phong toả ngay, không để đối tượng phạm tội kịp tẩu tán. Nếu trước đây phải đợi đến khi có bản án mới thu hồi tài sản tham nhũng dẫn đến tài sản bị tẩu tán hết, chỉ bắt được tội phạm và xử lý, thì thời gian gần đây những hạn chế này đã giải quyết được rất nhiều. Vừa qua rất nhiều vụ việc thu hồi ngay được từ giai đoạn điều tra, thanh tra, ví dụ như vụ AVG, Tân Hoàng Minh...

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 9.

Trong v án Chuyến bay gii cu va qua, các b cáo tham nhũng vi s tin cc ln, ch cn tr li 3/4 là thoát án tnh. Thc cht thì s tin đó có đưc gi là "khc phc hu qu" hay không, khi đó chính là s tin b cáo đã tham nhũng? Và vi vic thoát án t hình, ông có lo ngi là ti phm tham nhũng s "không chùn tay"?

- Đối với tội phạm tham nhũng, tử hình tội phạm mà chúng ta không thu hồi được tài sản cho Nhà nước thì vẫn thất bại. Vậy lựa chọn giữa tử hình tội phạm hay thu hồi tài sản cho Nhà nước, sẽ lựa chọn cái gì? Những người làm luật đã cân nhắc tính toán, lựa chọn phương án gần như cao nhất, khắc nghiệt nhất đó là án tù chung thân và thu hồi được tài sản cho Nhà nước.

Tôi nghĩ, tù chung thân là một mức hình phạt rất nặng, đủ sức răn đe. Có ai dám đi tham nhũng mà biết trước chắc chắn là mình sẽ bị tù chung thân không? Tôi nghĩ chắc là không. Thế nên không thể nói là vì hình phạt không đủ sức răn đe mà dẫn đến tội phạm tham nhũng càng tăng.

Tôi lấy ví dụ, đối với tội phạm ma tuý thì hình phạt của chúng ta rất nghiêm khắc và đã có rất nhiều án tử hình đối với người phạm tội về ma túy nhưng tội phạm về ma túy vẫn gia tăng, kẻ phạm tội vẫn không sợ vì lợi nhuận thu được do buôn bán ma túy là quá lớn. Đối với tội phạm tham nhũng cũng vậy, không thể cứ tăng tử hình là được, mà chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề khác như về văn hoá, kinh tế, xã hội, công ăn việc làm...

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 10.

Theo ông, ngưi dân đã thc s đưc tham gia vào công cuc phòng chng tham nhũng chưa? Làm thế nào đ bo đm quyn giám sát thc s ca ngưi dân thông qua Quc hi và các t chc trong h thng chính tr?

- Phải khẳng định rằng hiện nay chúng ta đã có nhiều giải pháp khuyến khích người dân tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Ngay trong Hiến pháp đã khẳng định công dân có quyền tham gia vào công việc của nhà nước, nhân dân có quyền giám sát các hoạt động của nhà nước. Tiếp đó, trong Luật PCTN cũng quy định rất rõ vấn đề này, bên cạnh đó, trong rất nhiều các văn bản pháp luật như: Luật tiếp cận thông tin; Luật báo chí; Luật về mặt trận Tổ quốc Việt Nam... đều nói rõ đến những quyền của công dân trong tố cáo, phản ánh các hành vi tham nhũng.

Tuy nhiên cũng phải thấy, để tạo điều kiện thực sự, để nhân dân có thể tham gia giám sát có hiệu quả thì những biện pháp phòng ngừa tham nhũng phải triển khai thực hiện rất đầy đủ. Công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan, tổ chức là một điều kiện để nhân dân có thể giám sát. Hay việc bảo vệ người tố cáo phải đi vào thực chất, không chỉ là các quy định về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, bảo vệ tinh thần, danh dự, bảo vệ vị trí việc làm mà còn bảo đảm trên thực tế, tránh việc trả thù, trù dập đối với những người tố cáo tham nhũng.

Mặt khác cũng phải chống những người lợi dụng quyền công dân, lợi dụng việc tham gia phòng chống tham nhũng, tố cáo tham nhũng để chống chính quyền, vu khống người khác, để thực hiện những mục đích khác vì lợi ích cá nhân.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 11.

Chúng ta cn phi có nhng bin pháp quyết lit nào đ ngăn chn li ích nhóm ngay t khi xây dng lut và các văn bn pháp quy?

- Trong tất cả các quy trình thực hiện các công việc của nhà nước, không có quy trình nào chặt chẽ, phức tạp như quy trình xây dựng pháp luật. Từ việc xây dựng chương trình, soạn thảo, thẩm định, lấy ý kiến, đánh giá, thẩm tra, xem xét thông qua. Quy trình này rất chặt chẽ, nhiều công đoạn và rất nhiều chủ thể tham gia. Cho nên về cơ bản, nếu thực hiện đúng, tốt quy trình đó thì đã loại bỏ được những vấn đề đó rồi.

Tuy nhiên trên thực tế, do chúng ta thực hiện một số quy định còn chưa nghiêm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác kiểm tra của Đảng đối với vấn đề này chưa thực sự sâu sắc, dẫn đến có thể còn trường hợp phát sinh lợi ích nhóm, tiêu cực trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật. Ở đây cần phải làm rõ lợi ích nhóm này là lợi ích nhóm tiêu cực của một nhóm người, mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; loại lợi ích này khác với loại lợi ích của một nhóm người nhưng là loại lợi ích tích cực. Ví dụ, mang lại lợi ích cho một nhóm người khuyết tật, hay mang lại lợi ích cho người nghèo, dân tộc thiểu số tuy nó là lợi ích của một nhóm người nhưng nó không phải là lợi ích nhóm tiêu cực, lợi ích không chính đáng. Và lợi ích này được Nhà nước bảo vệ, không mâu thuẫn với lợi ích Quốc gia, dân tộc.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 12.

Ở đây chúng ta chỉ nói đến việc chống lại lợi ích nhóm tiêu cực. Nếu trong văn bản pháp luật, người soạn thảo vì động cơ vụ lợi, cố tình đưa các quy định mang lại lợi ích cho một số người nhưng lợi ích đó lại mâu thuẫn với lợi ích của Quốc gia, dân tộc thì đó là biểu hiện của việc cài cắm lợi ích nhóm trong văn bản. Có những văn bản quy phạm pháp luật, đáng lẽ phải quy định, phải cấm cái này cái kia nhưng người làm luật không đưa vào, thì đấy cũng là biểu hiện của việc cài cắm lợi ích nhóm. Có thể việc chậm sửa đổi văn bản, trì hoãn việc sửa đổi văn bản cũng là lợi ích nhóm. Ví dụ, văn bản đó có lợi cho một nhóm người, cho một ngành sản xuất một lĩnh vực nào đó, chúng ta thấy cần phải sớm sửa đổi, nhưng người thực hiện lại chậm sửa đổi, hay lẽ ra văn bản đó phải bị huỷ bỏ nhưng lại không huỷ bỏ ngay, để thực hiện thêm một vài tháng nữa cũng là mang lại lợi ích nhóm. Những chuyện đó có thể xảy ra trên thực tế.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 13.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do có lúc chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc tuân thủ nghiêm túc các quy trình, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, việc tổng kết, đánh giá tác động của văn bản còn thực hiện hình thức, việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của các đối tượng chịu sự tác động của văn bản chưa được quan tâm đúng mức; công tác thẩm định, thẩm tra trong một số trường hợp chất lượng còn hạn chế…

Vì vậy, chúng ta phải nâng cao hơn trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục trong xây dựng pháp luật. Phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định, thẩm tra để qua đó phát hiện, chỉ ra những vấn đề, nội dung trong văn bản có thể có lợi ích nhóm. Nếu làm đầy đủ tất cả các bước đó chặt chẽ, mang tính chất công khai thì mới kiểm soát được lợi ích nhóm trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo quan sát ca ông, vi vic thành lp các Ban Ch đo PCTN, tiêu cc cp tnh thì còn có tình trng bao che, n nang, né tránh mt s đa phương, cơ quan và đơn v không?

- Hơn một năm nay chúng ta đã thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng cấp tỉnh. Các Ban Chỉ đạo này tiếp tục là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực đã góp phần rất tích cực vào công tác PCTN ở cấp độ địa phương. Mới chỉ có một năm thôi, các Ban Chỉ đạo đã phát hiện hàng trăm vụ việc và chuyển cho cơ quan điều tra địa phương để xử lý. Đối với những vụ án tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng ở cấp địa phương, những vụ án mà được dư luận địa phương quan tâm thì Ban chỉ đạo này đã tích cực chỉ đạo để giải quyết nhanh, giải quyết kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Có sợ rằng Ban chỉ đạo này mang tính chất bảo vệ nội bộ lẫn nhau hay không thì chúng ta còn có Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực nữa giám sát xuống. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để tình trạng bao che, nể nang thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của các cơ quan dân cử, sự giám sát của Nhân dân, của báo chí và cần có cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực thi quyền lực.

Ông Nguyễn Mạnh Cường: Làm thế nào để "không thể, không dám, không muốn, không cần" tham nhũng? - Ảnh 14.

th thy, t khi có so cuc ca các cơ quan bên Đng thì công tác kim tra, giám sát làm rt tt. Trưc đây rt nhiu ti phm, hoc các hành vi phm ti chúng ta không x lý đưc bng lut pháp nhưng khi áp dng bng công tác thanh tra, kim tra ca Đng, chúng ta tng bưc t x lý t bên Đng ri x lý bên chính quyn tương đương. Ông đánh giá thếo v vai trò ca Đng, ca ngưi đng đu trong công tác ch đo, t chc thc hin phòng, chng tham nhũng?

- Trong công tác PCTN thì vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của người đứng đầu, nhất là Đồng chí Tổng Bí thư- Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực là rất quan trọng. Đây là yếu tố mang tính quyết định sự thành công của cuộc chiến chống tham nhũng thời gian qua. Đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban chỉ đạo đã rất quyết liệt trong việc phòng chống tham nhũng. Và chính vì quyết liệt và có những chỉ đạo không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngoại trừ bất kỳ ai thì chúng ta mới loại trừ được nhiều kẻ tham nhũng như vừa qua.

Về vai trò của Đảng, Đảng sẽ thực hiện kiểm tra chuyên đề và kiểm tra thường xuyên. Đảng kiểm tra khi có dấu hiệu khi vi phạm pháp luật. Dấu hiệu vi phạm pháp luật đó có thể do các cơ quan, các đoàn kiểm tra, thanh tra báo cáo và Đảng vào kiểm tra. Các cơ quan Nhà nước và các cơ quan của Đảng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Cũng có những vụ việc cơ quan thanh tra đã kiểm tra rồi nhưng nó liên quan đến trách nhiệm của Đảng viên, liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu, thì cơ quan Đảng tiếp tục vào kiểm tra thì phát hiện ra các vi phạm.

Xin cm ơn ông v cuc trò chuyn!

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem