Theo anh Du, hiện anh trồng cây sắn dây với 1ha. Tuy nhiên, khi thu hoạch sản lượng củ sắn dây tươi thu được không đủ bán cho thương lái.
Đây là câu hỏi của nhiều nông dân muốn trồng cây sắn dây gởi gắm khi biết tôi sẽ gặp Du, một trong những người trồng cây sắn dây giỏi nhất ở Tây Ninh.
Nghe tôi hỏi, vừa lom khom thu hoạch sắn dây, anh Du nói ngay: "Thời điểm thích hợp trồng cây sắn dây là tháng 4 – 5, thời gian thu hoạch sắn dây là tháng 11 – 12. Lúc này, sản lượng, hàm lượng tinh bột của sắn dây cao nhất".
Theo anh Du, anh trồng cây sắn dây 4 năm trước, trước bức bối về thu nhập của nghề trồng rau màu bấp bênh. 4 năm theo nghề trồng cây sắn dây anh Du đúc kết kinh nghiệm, nếu muốn trồng cây sắn dây đạt nhất cả chất lượng, sản lượng thì nên trồng thưa chứ không tham trồng dày.
"Nếu như trồng dày với 300 gốc sắn dây/1.000m2, thì nên trồng thưa chỉ 150 gốc/1000m2. Mặc dù chỉ bằng nửa số lượng gốc trồng dày, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, trồng cây sắn dây thưa ăn đứt trồng dày", anh Du khẳng định.
Theo đó, nếu trồng cây sắn dây thưa mỗi gốc sắn cách nhau 2m. Các hố trồng sắn dây không được quá sâu, bởi sắn sẽ cho củ ngắn, khó chăm sóc và thu hoạch sau này.
Ngoài ra, phân bón để trồng sắn chủ yếu là dùng phân gà quai mục. Cứ 1kg phân gà cho 1 gốc sắn. Bên cạnh đó, trong quá trình trồng bổ sung phân hóa học…
"Tôi tính, chi phí cho 1 gốc sắn chỉ khoảng 20.000 đồng", anh Du tính.
Bên cạnh đó, anh Du cũng chia sẻ, dù cây sắn dây dễ trồng, nhưng nên chọn những vùng đất cao, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, không ngập úng để trồng cây sắn dây.
Một điều lưu ý nữa, khi trồng cây sắn dây là phải bắt giàn cho dây leo, không được cho dây bò trên mặt đất, vì sẽ sinh thêm củ dẫn đến cây không đủ dinh dưỡng nuôi củ, khiến sản lượng, chất lượng không đạt yêu cầu.
Đặc biệt, tuyệt đối không trồng chuyên canh sắn dây trên một vùng đất. Theo anh Du, sau vụ thu hoạch củ sắn dây không nên trồng tiếp vụ sau ngay trên đất vừa trồng, vì có thể xuất hiện bệnh cây, giảm năng suất củ. Theo đó, đất vừa thu hoạch sắn dây nên trồng rau màu để cải tạo đất. Thu hoạch xong vụ rau màu, mới trồng cây sắn dây.
Chính kỹ thuật trồng cây sắn dây thế này đã giúp anh Du có những vụ thu hoạch bội thu suốt 4 năm nay.
"Mỗi gốc sắn dây tôi trồng cho năng suất 30 – 80kg củ", anh Du thổ lộ.
Hội Nông dân thị trấn Châu Thành cho biết, nhờ trồng sắn dây thành công, gia đình anh Du đã thoát nghèo và vươn lên khá giả. Anh Du là một trong những người trồng cây sắn dây cho sản lượng, chất lượng cao nhất ở huyện Châu Thành. Anh Du còn là tổ trưởng tổ nghề nghiệp trồng cây sắn dây tại thị trấn Châu Thành.
Anh Du cho biết, tới mùa thu hoạch củ sắn dây, thương lai tìm đến tận vườn thu mua. Sản lượng củ sắn dây của anh trồng mỗi vụ không đủ cung ứng cho thương lái.
"Tôi định sang năm thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng cây sắn dây nhằm tăng thêm sản lượng cung cấp cho thương lái", anh Du chia sẻ.
Hội Nông dân thị trấn Châu Thành cho biết thêm, mô hình trồng cây sắn dây của anh Du đang cho hiệu quả kinh tế rất tốt. Hội đang vận động bà con nông dân tham gia tổ nghề nghiệp, mở rộng diện tích trồng cây sắn dây trên địa bàn.
Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ Đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân.
Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, chữa các chứng bệnh, như sốt, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước,...