Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân lo lắng

Thứ sáu, ngày 10/11/2023 11:37 AM (GMT+7)
Phế liệu tập kết ngổn ngang, tạm bợ, thiếu phương tiện phòng cháy chữa cháy là những gì đang diễn ra tại nhiều bãi thu mua phế liệu thuộc xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Sau vụ cháy thương tâm xảy ra tại một hộ kinh doanh phế liệu ngày 26/10 tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) làm 3 người tử vong, 1 người bị thương, nhiều hộ dân buôn bán phế liệu vẫn chủ quan về an toàn lao động, PCCC và tính mạng của chính họ.

Theo ghi nhận của Dân Việt, tại khu vực đường Tân Triều Mới (huyện Thanh Trì) tập trung hàng chục cơ sở thu mua và xử lý phế liệu.

Điều đáng nói, hầu hết các cơ sở phế liệu tại đây đều là nhà xưởng, mái tôn tạm bợ được người dân dựng lên làm chỗ buôn bán, đồng thời sử dụng luôn làm chỗ sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh đó, phế liệu đủ loại được tập kết về đây, từ nilon, nhựa, kim loại, thiết bị điện tử cho đến những vật dụng khác như bình ga, bình cứu hỏa, bình xăng mini di động…

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 2.

Tại những cơ sở thu mua phế liệu, đập vào mắt là những bao tải to, chất đống ven đường đang chờ được chở đi. Phế liệu nằm ngổn ngang trên vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Tại những cơ sở thu mua phế liệu, đập vào mắt là những bao tải to, chất đống ven đường đang chờ được chở đi. Phế liệu nằm ngổn ngang trên vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Anh Nguyễn Văn Trung, chủ một cơ sở thu gom phế liệu tại xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) cho hay: “Khi nghe tin vụ cháy, gia đình tôi cũng sợ lắm nhưng vì kế sinh nhai nên đành chấp nhận".

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 3.

Một xe hàng phế liệu đang được xếp lên xe và chở đi tại đường Tân Triều.

Chị Đào Thanh Mai (Tân Triều, Thanh Trì) vẫn tự tin khẳng định: "Tôi làm nghề đã hơn chục năm nay nhưng chưa từng xảy ra vụ cháy nổ nào tại cửa hàng. Cả nhà tôi dù không ai biết dùng bình cứu hỏa nhưng nhờ kinh nghiệm làm nghề lâu năm nên chắc sẽ không có cháy nổ xảy ra”.

Trái ngược với sự thờ ơ của những chủ hàng phế liệu, người dân tại Tân Triều lại bày tỏ lo lắng khi sống ngay gần những khu phế liệu không đảm bảo phòng cháy chữa cháy.

Ở cạnh một xưởng phế liệu lớn, anh Hoàng Văn Minh (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) phải trang bị thêm các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 4.

Phế liệu chất đống, nằm tràn lan trên vỉa hè, tràn dưới lòng đường.

“Hay tin cháy cửa hàng sắt vụn, gia đình tôi như ngồi trên đống lửa. Nhà tôi ở ngay cạnh xưởng, nhỡ cháy thì lửa lan sang rất nhanh. Vừa rồi tôi phải trang bị thêm bình cứu hỏa và và hướng dẫn các con xử lý trong trường hợp cháy khi bố mẹ vắng nhà”.

Chị Nguyễn Thị Hiền, người dân sống tại Triều Khúc (Thanh Trì) tỏ rõ sự lo lắng: “Sau vụ cháy ở Tứ Hiệp, cả nhà ai cũng nơm nớp lo sợ vì nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chúng tôi mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc và quyết liệt hơn trong việc quản lý, tuyên truyền, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh phế liệu không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy để người dân an tâm hơn”.

Trước đó, vào ngày 26/10 đã xảy ra vụ nổ gây hỏa hoạn nghiêm trọng tại một cửa hàng thu gom phế liệu ở thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội), làm 3 người tử vong và 1 người bị thương. Nguyên nhân được cho là do người đàn ông chủ cơ sở phế liệu tên M.V.Y (SN 1988, quê Nam Định) ép vỏ các bình xịt tóc bằng kim loại dẫn đến ngọn lửa bùng lên xung quanh, gây cháy nổ. Anh Y là người duy nhất thoát nạn trong vụ cháy, còn vợ và 2 con đã tử vong.

Một số hình ảnh phóng viên Dân Việt ghi nhận được:

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 6.

Sau vụ cháy thương tâm xảy ra tại một hộ kinh doanh phế liệu ngày 26/10 tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) làm 3 người tử vong, 1 người bị thương, nhiều hộ dân buôn bán phế liệu vẫn chủ quan về an toàn lao động, PCCC và tính mạng của chính họ.

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 7.

Những vật liệu dễ gây cháy nổ như bình xăng mini di động được thu gom và tập kết ngay tại cửa hàng, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 8.

Đồ đạc sinh hoạt được xếp cùng chỗ với khu vực phế liệu, người dân cho biết họ vừa sinh sống và buôn bán luôn tại cửa hàng. Giữa đống phế liệu đồ điện tử là dây điện, ổ điện treo lơ lửng. Nếu chẳng may có cháy nổ xảy ra, thiệt hại về người là rất lớn.

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 9.

Thiếu PCCC, mối nguy từ những bãi phế liệu là rất cao.

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 10.

Rất nhiều hộ gia đình tại Tân Triều đang kinh doanh phế liệu không hề được đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và thiếu kiến thức xử lý, phòng chống cháy nổ.

Sau vụ cháy khiến 4 người thương vong, chủ cửa hàng phế liệu vẫn thờ ơ, người dân nơm nớp - Ảnh 11.

Phế liệu chất đống, xếp ngổn ngang trong những nhà xưởng tạm bợ.


Ngọc Tân
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem