Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên

Thứ tư, ngày 22/03/2023 11:00 AM (GMT+7)
"Oanh tạc cơ chiến lược" B-1B Lancer đã được không quân Mỹ điều động trở lại Hàn Quốc để tham gia hoạt động huấn luyện với quân đội nước đồng minh. Động thái điều máy bay ném bom chiến lược này của Washington được cho là "nắn gân" Triều Tiên.
Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 1.

Mỹ đã điều động tới Hàn Quốc "Oanh tạc cơ chiến lược" B-1B Lancer. Quyết định này được đưa ra nhằm đáp trả các vụ thử tên lửa liên tục trong thời gian gần đây của Triều Tiên. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 2.

Tại Hàn Quốc, "Oanh tạc cơ chiến lược" B-1B Lancer sẽ tham gia vào cuộc tập trận "Lá chắn Tự do" cùng các tiêm kích F-35A của Hàn Quốc và F-16 của Mỹ. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 3.

Giới chức quân sự Mỹ cho biết cuộc tập trận Lá chắn Tự do giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ kéo dài 11 ngày. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 4.

Nội dung cuộc cập trận bao gồm nhiều bài tập huấn luyện khác nhau nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa 2 quân đội đồng minh trong các hoạt động tác chiến "đường không, đường bộ, đường biển, trên không gian, trên mạng cùng các hoạt động tác chiến đặc biệt khác". Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 5.

B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B52. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 6.

Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nó được dự kiến sẽ đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao lớn. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 7.

Vì vậy phần vỏ của nó phải làm bằng hợp kim titan, do đó làm giá thành tăng lên tới 70 triệu USD (tương đương gần 550 triệu USD thời giá hiện tại). Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 8.

Mặt khác, hợp kim titan khi đó chỉ nằm trong tay Liên Xô, điều này có nghĩa là Mỹ phải phụ thuộc, nếu nổ ra chiến tranh thì Washington sẽ không thể chế tạo tiếp B-1A. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 9.

Do vậy, việc sản xuất hàng loạt B-1A đã bị quân đội Mỹ hủy bỏ khi mới chỉ có 4 nguyên mẫu được chế tạo. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 10.

Năm 1980 khi chiến tranh Lạnh đạt đỉnh điểm, dự án B-1 một lần nữa được quân đội Mỹ để ý đến do nó được phát hiện có khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 11.

Do những khó khăn của việc chế tạo B-1A, quân đội Mỹ yêu cầu nhà phát triển sửa đổi thành phiên bản B-1B. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 12.

Ở phiên bản này vận tốc tối đa được giảm Mach 1,25, như vậy vấn đề titan và ngân sách đã được giải quyết. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 13.

B-1B Lancer đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong Không quân Mỹ vào năm 1986. Đây là dòng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tốc độ cao. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 14.

Vào những năm 1990, B-1B Lancer đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 15.

Chúng tham chiến lần đầu năm 1998 trong Chiến dịch Cáo sa mạc. Sau đó, nó tiếp tục hỗ trợ quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 16.

Trong Chiến dịch Cáo sa mạc, máy bay B-1B Lancer đã thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 17.

Theo kế hoạch, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là một trong máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 18.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer có chiều dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 19.

Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 giúp chúng có thể đạt vận tốc 1.335 km/h ở độ cao trên 15.000m. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 20.

Đặc biệt máy bay vẫn có thể bay siêu âm với vận tốc 1.100km/h ở tầm thấp chỉ từ 60 tới 152m. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 21.

Việc bay thấp cho phép tránh được radar thám sát của đối phương. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 22.

Phạm vi hoạt động của máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer lên tới 12.000 km. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 23.

Năm 2014, Lầu Năm góc từng nâng cấp khả năng chiến đấu cho B-1B Lancer bằng cách lắp đặt các màn hình màu đa chức năng, giúp phi công kiểm soát tình huống dễ dàng hơn. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 24.

Với khả năng chiến đấu tầm xa, B-1B Lancer có thể thực hiện nhiệm vụ một cách liên tục tới những chiến trường xa căn cứ mà không cần tái nạp nhiên liệu. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 25.

B-1B được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Chúng bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 26.

Sức mạnh của B-1B Lancer nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, kết hợp với nước sơn đặc biệt cho độ bộc lộ radar thấp và khả năng phóng tên lửa tầm xa ngoài tầm với của tên lửa phòng không. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 27.

Mỹ đã làm cho những "pháo đài bay" B-1B Lancer trở thành một trong những thứ vũ khí đáng sợ nhất, và có khả năng tấn công toàn cầu. Gói nâng cấp tăng số điểm treo vũ khí dưới cánh chiếc B-1B Lancer từ 6 lên 8, điều này giúp tăng trọng vũ khí. Giá treo mới có thể lắp các vũ khí lớn và nặng hơn như tên lửa siêu thanh. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 28.

Khoang vũ khí bên trong thân máy bay cũng được kéo dài từ 4,5 m lên 6,8 m, kết hợp với giá treo kiểu ổ quay cho khả năng mang theo 24 tên lửa trong khoang, thậm chí lên đến 40 tên lửa với tháp treo mới mà họ đang thiết kế. Theo Yonhap, Militay Today.

Sức mạnh oanh tạc cơ chiến lược vừa được Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên - Ảnh 29.

"Oanh tạc cơ chiến lược" B-1B Lancer vẫn là một trong 3 trụ cột của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ bên cạnh "pháo đài bay" B-52 và "Bóng ma bầu trời" B-2. Theo Yonhap, Militay Today.

PV (Theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem