TP.HCM bắn pháo hoa 2/9 tại hai điểm là khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức) và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11).
Điểm bắn pháo hoa khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn có 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Trong khi đó, Đầm Sen sẽ là nơi bắn tầm thấp với 90 giàn pháo hoa tầm thấp.
TP.HCM bắn pháo hoa 2/9 lúc 21 giờ, thời gian bắn kéo dài 15 phút.
TPHCM bắn pháo hoa 2/9 ở đâu? TP.HCM bắn pháo hoa 2/9 tối nay tại 2 địa điểm là đầu đường hầm sông Sài Gòn và Công viên văn hóa Đầm Sen. Ảnh: Lê Tiến
Ngoài ra, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật kỷ niệm ngày lễ Quốc khánh 2/9.
Điểm bắn pháo hoa tại hầm Thủ Thiêm luôn được nhiều người yêu thích. Bạn có thể vui chơi buổi chiều tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, sau đó, chủ động đi bộ ra công viên Bến Bạch Đằng thể thưởng ngoạn cảnh pháo.
Các bãi đỗ xe xung quanh khu vực đường đi bộ Nguyễn Huệ thường quá tải và ngưng nhận khách từ sau 18 giờ. Thời điểm này, nhiều tuyến đường cũng được lực lượng chức năng điều tiết, tạm ngưng lưu thông.
Do đó, nếu lựa chọn ngắm pháo hoa ở phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bến Bạch Đằng, người dân và du khách nên đi sớm để có gửi xe thuận tiện, chọn được vị trí ưng ý.
Ngoài ra, các vị trí thuận tiện ngắm pháo hoa tầm cao đẹp nhất là khu đô thị Thủ Thiêm. Không gian ở đây thoáng đãng và thuận tiện cho việc thoát khỏi đám đông về nhà khi chương trình kết thúc.
TP.HCM bắn pháo hoa 2/9 ở đâu? Nhiều tuyến đường bị hạn chế đêm nay
Để đảm bảo an toàn, không tắc nghẽn giao thông, Sở GTVT TP.HCM cấm toàn bộ xe đi vào nhiều tuyến đường xung quanh các địa điểm bắn pháo hoa.
Theo đó, từ 18 giờ - 23 giờ ngày 2/9, cấm các loại xe lưu thông vào đường Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng, quận 1). Từ 19 giờ - 22 giờ ngày 2/9, cấm các loại xe lưu thông vào các tuyến đường sau để tổ chức bắn pháo hoa:
- Đường Lê Lợi (đoạn từ Đồng Khởi đến Pasteur).
- Đường Đồng Khởi (đoạn từ Nguyễn Du đến Tôn Đức Thắng).
- Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Nguyễn Siêu đến Võ Văn Kiệt).
- Đường Nguyễn Tất Thành (đoạn từ cầu Khánh Hội đến Hoàng Diệu).
- Đường Hàm Nghi (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng).
- Đường Hải Triều (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ).
- Đường Tôn Thất Thiệp (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ).
- Đường Huỳnh Thúc Kháng (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ).
- Đường Lý Tự Trọng (đoạn từ Pasteur đến Hai Bà Trưng).
- Đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Pasteur).
- Đường Công trường Lam Sơn (từ Hai Bà Trưng đến Đồng Khởi).
- Đường Đông Du (từ Hai Bà Trưng đến Đồng Khởi).
- Đường Nguyễn Thiệp (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ).
- Đường Mạc Thị Bưởi (từ Hai Bà Trưng đến Nguyễn Huệ)
- Các tuyến đường xung quanh vòng xoay Công trường Mê Linh gồm Ngô Đức Kế (đến đường Hồ Tùng Mậu), đường Hai Bà Trưng (đến đường Mạc Thị Bưởi), Hồ Huấn Nghiệp (đến đường Đồng Khởi), Phan Văn Đạt (đến đường Mạc Thị Bưởi), Thi Sách (đến đường Đông Du).
- Cầu Ba Son, cầu Khánh Hội.
Đồng thời, Sở GTVT TP.HCM gợi ý lộ trình lưu thông thay thế như sau:
Hướng từ Quận Bình Thạnh đi quận 4: Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) → Tôn Đức Thắng → Nguyễn Du → Cách Mạng Tháng Tám → Nguyễn Thị Nghĩa → Nguyễn Thái Học → cầu Ông Lãnh → Hoàng Diệu → Nguyễn Tất Thành (quận 4).
Hướng từ Quận 4 đi quận Bình Thạnh: Nguyễn Tất Thành (quận 4) → Hoàng Diệu → cầu Ông Lãnh → Nguyễn Thái Học → Nguyễn Thị Nghĩa → Cách Mạng Tháng Tám → Nguyễn Thị Minh Khai → Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh).
Hướng từ TP Thủ Đức đi quận 5: Võ Nguyên Giáp (thành phố Thủ Đức) → Điện Biên Phủ → Đinh Tiên Hoàng → Võ Thị Sáu → Ba Tháng Hai → Lê Hồng Phong (quận 5).
Hướng từ quận 5 đi TP Thủ Đức: Lê Hồng Phong (quận 5) → Điện Biên Phủ → Võ Nguyên Giáp (thành phố Thủ Đức).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.