Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Andrea Nguyễn, nữ đầu bếp người Mỹ gốc Việt. Ảnh: Bayareasites
Mang trong mình tình yêu tuyệt đối với phở, Andrea Nguyễn sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh ẩm thực, bố mẹ cô từng mở một quán ăn nhỏ tại Sài Gòn. Sau đó cô bé theo bố mẹ qua Mỹ định cư, tuy nhiên điều này vẫn không làm thay đổi tình yêu của cô dành cho món ăn quê hương. Tại vùng đất mới, bố mẹ cô mở một tiệm ăn nhỏ chuyên nấu phở, và từ đó cô bé lại lớn lên cùng với mùi thơm ngào ngạt của nước xương hầm, của hồi, quế tỏa ra từ gian bếp chật hẹp.
Nhiều thập kỷ sau, cô bé ngồi húp từng chút nước phở làm người khác phải thòm thèm đã trở thành một trong những chuyên gia nổi tiếng và được kính trọng trong lĩnh vực ẩm thực tại nhà của người châu Á. Giờ đây, cô đã là một giáo viên dạy nấu ăn và tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm Sổ tay bánh mì và Bánh bao châu Á... Nhiều người hâm mộ đã theo dõi các bài viết cũng như các chuyến du lịch của cô trên trang Viet World Kitchen, đồng thời cô cũng trở thành người hướng dẫn nấu ăn kiểu Á tại trang ChefSteps, với công thức làm bánh bao Thượng Hải và phở gà tây.
Andrea Nguyễn có một tình yêu đặc biệt đối với món phở quê hương. Ảnh: Bayareasites
Nhiều năm giảng dạy đã rèn cho cô sự nhạy cảm và thấu hiểu về những khó khăn mà một người nấu ăn tại nhà có thể gặp phải trong việc sử dụng các nguyên liệu không quen thuộc hoặc kỹ thuật phức tạp. Chính vì thế, sách của cô chứa đầy những lời giải thích rõ ràng, dễ hiểu và làm theo. Cuốn sách cũng là nguồn tài liệu quý giá cho bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử xã hội và địa lý phức tạp của những món ăn mà chúng ta vẫn coi là đơn giản.
Cuốn sách của cô, The Pho Cookbook, được Ten Speed Press phát hành. Phóng viên của báo Bayareasite đã có dịp được trò chuyện với người đầu bếp nổi tiếng này cũng như tìm hiểu thêm về cuốn sách của cô.
Ngay sau khi cuốn Sổ tay bánh mì được ra mắt vào năm 2014 và được khá nhiều các chị em nội trợ đón nhận, tôi đã nghĩ mình cần phải làm thêm nhiều sản phẩm tương tự khác như vậy. Rất nhiều các món ăn hiện lên trong đầu tôi và thú thực thời gian ấy tôi đã không biết mình phải làm món ăn gì tiếp theo. Tôi có một lớp dạy trực tuyến về cách làm món phở và rất nhiều các học viên của tôi đã nói rằng tôi nên viết một cuốn sách về phở.
Phản ứng đầu tiên của tôi là "tại sao?". Đúng phở là món ăn mà tôi rất yêu thích nhưng đã có quá nhiều các đầu bếp khác bán sách về món ăn này. Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện với nhà xuất bản Ten Speed Press, tôi đã nhận ra rằng phở là tình yêu đầu của tôi và vì vậy tôi không có lý do gì để ngại ngùng kể câu chuyện tình của mình. Hơn nữa, Phở đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Hồi ở Việt Nam, gia đình chúng tôi không khá giả, món ăn ngon nhất mà tôi được thưởng thức có lẽ chính là món phở.
Phở là món ăn được Andrea lựa chọn cho cuốn sách tiếp theo của mình. Ảnh: Bayareasites
Năm 2008, tôi có cơ hội về Việt Nam trong một chuyến công tác. Tôi thực sự muốn đến khách sạn Metropole Hà Nội. Có hai người phụ nữ đã nấu ăn ở đó từ những năm 1960. Tôi vào bếp gặp họ, và họ nói rằng đã đọc cuốn sách của tôi và rằng tôi nên dừng sử dụng hành vàng trong món phở của mình, thay vào đó là hẹ tây, và không được cho đường vào nước dùng - một trong những thói quen truyền thống của miền Nam, nếu tôi muốn làm một món phở Hà Nội đúng nghĩa. Nhưng ở đây, hẹ tây rất khó tìm và quá đắt; hành vàng có lẽ là một sự lựa chọn "dễ thở" hơn. Vì vậy cuốn sách này thành thực mà nói là sự kết hợp giữa gia vị của người Mỹ và công thức của người Việt Nam.
Với cá nhân tôi, mỗi một món ăn là một sự sáng tạo. Nó mang một linh hồn riêng mà khi thưởng thức nó người ta có thể cảm nhận được một tâm tư nào đó. Cũng giống như mỗi lần tôi ăn phở, những kí ức quê nhà của tôi lại liên tục hiện về, vui có, buồn có, đau khổ cũng có.
Thực tế, mọi người nơi đây đang dần trở thành một phần trong câu chuyện của phở. Ở Los Angeles, có phở cocktail và phở burritos. Ở Brooklyn, tôi đã ăn bánh bao phở và bánh mì bò nhúng phở. Ở Hà Nội, tôi đã từng thấy phở chiên giòn. Phở giờ đây là món ăn quốc tế, bạn sẽ không cần phải phân biệt là ở châu Á hay châu Âu.
The Pho Cookbook, cuốn sách của đầu bếp Andrea Nguyễn. Ảnh: Bayareasites
Những người thực sự quan tâm đến việc nấu phở! Tôi nghĩ đó là những người đã từng thưởng thức phở, sau đó thích và muốn tìm hiểu về nó. Trong nhiều năm, tôi đã nói chuyện với hàng nghìn người, họ đặt câu hỏi về cách nấu ăn của người châu Á, về nguồn cung ứng nguyên liệu, về cách chế biến những món ăn không quen thuộc. Tôi cố gắng trình bày một cách tiếp cận thật nhẹ nhàng kiểu như: "Bạn có thể làm được và tôi sẽ giúp! Là một tác giả sách nấu ăn, tôi thực sự muốn ở đó để hỗ trợ mọi người. Nếu họ hạnh phúc, tôi sẽ rất vui." Tôi hy vọng phở có thể tiếp cận được với nhiều người khác nhau hơn nữa. Ở Việt Nam, nó là thức ăn dành cho tất cả mọi người, trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai về sau.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.