Trung Quốc giảm mua tới 40%, giá thứ trái từng đắt như vàng ở miền Tây giảm sâu, cây giống cũng chả ai ngó

Khánh Nguyên Chủ nhật, ngày 10/04/2022 06:29 AM (GMT+7)
Hiện, giá cây giống mít Thái tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống mức khá thấp nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm.
Bình luận 0

Giá mít Thái giảm vì xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tới 40%

Qua rồi thời hoàng kim, giá mít Thái giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện giảm xuống ở mức rất thấp nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm.

Nguyên nhân là do hiện giá mít Thái xuống rất thấp do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và thị trường này đang kiểm soát chặt việc nhập khẩu.

Theo đó, giá mít Kem lớn tại vựa ở tỉnh Tiền Giang hiện chỉ đạt 8.000 đồng/kg, giá mít Kem nhỏ 3.000 đồng/kg.

Có thể thấy, sau một thời gian phát triển quá "nóng", hiện, cây mít Thái đã qua thời hoàng kim, nhất là khi thị trường Trung Quốc siết các hoạt động kiểm soát nhập khẩu do chính sách "zero Covid".

Trung Quốc giảm mua tới 40%, giá thứ trái từng đắt như vàng ở miền Tây giảm sâu, cây giống cũng chả ai ngó - Ảnh 1.

Giá mít Thái giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện giảm xuống ở mức rất thấp nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm. Trong ảnh: Một điểm bán cây giống ở TP.Cần Thơ. Ảnh: baocantho.com.vn

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 3/2022 đạt 340 triệu USD, giảm 15,4% so với tháng 3/2021.

Tính chung, 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, mặt hàng quả chiếm tỷ trọng cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 353,6 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, chủng loại quả chủ yếu được xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022, nên trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là yếu tố chính làm giảm trị giá xuất khẩu chung của ngành hàng này. 

Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu giảm là do tình trạng ùn ứ xe nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc kéo dài từ cuối năm 2021 đến nay. 

Chỉ tính riêng mặt hàng mít (chủ yếu là mít Thái), kim ngạch xuất khẩu mít (chủ yếu sang Trung Quốc) trong 2 tháng đầu năm 2022 giảm tới 40% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 21,907 triệu USD.

Giá mít Thái chưa thể phục hồi do nguồn cung lớn

Có thể thấy, trong ngắn hạn, giá mít Thái chưa thể tăng ngay vì theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), trong quý II/2022, sản lượng mít (chủ yếu là mít Thái) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tiêu thụ là 135.344 tấn.

Đây là hệ lụy của việc phát triển quá "nóng" diện tích mít Thái trong một thời gian dài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong năm 2020, diện tích mít cả nước tăng thêm 16.881ha, nâng tổng diện tích trồng mít (chủ yếu là mít Thái) cả nước đạt 58.511ha. Trong đó riêng ĐBSCL có đến 30.045ha, tăng đến 29.800ha so với năm 2010. 

Dẫn đầu là Tiền Giang với 13.141ha, kế đến là Hậu Giang với 6.966ha. Riêng Đồng Tháp với 2.692ha đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL và thứ 4 cả nước...  

Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh Covid-19, thông quan hàng hoá qua cửa khẩu chậm, làm giảm giá thành thu mua trong nước.

Trong khi đó, chi phí vận chuyển đường bộ và đường biển tăng mạnh, làm tăng giá thành khi xuất khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nông dân sản xuất.

Giá vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt phân bón ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất, tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của nông dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem